Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 95)

2.4.6.1. Kết quả định lượng

Sau khi chấm bài kiểm tra theo đúng thang điểm đã quy định, xếp loại học sinh qua các mức giỏi, khá, trung bình, yếu - kém, chúng tôi thu được kết quả thực nghiệm như sau:

Bảng 2.2. Kết quả kiểm tra của học sinh lớp thực nghệm và đối chứng Trƣờng Lớp Số HS Điểm số Điểm TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nguyễn Trãi TN 50 0 0 0 0 5 6 12 12 10 5 7.6 ĐC 50 0 0 2 3 6 11 15 10 3 0 6.5 Vũ Tiên TN 45 0 0 0 3 6 7 11 9 5 4 7.1 ĐC 45 0 2 5 3 12 10 7 5 1 0 5.5 Nguyễn Đức Cảnh TN 45 0 0 0 2 8 9 10 7 5 4 7,0 ĐC 45 0 1 2 2 11 10 9 5 4 1 6.2

Chú giải: ĐC - Đối chứng; Điểm TB - Điểm trung bình; TN - Thực nghiệm. Tiến hành xử lí bảng điểm của HS ra số liệu phần trăm để thấy rõ sự chênh lệch về kết quả học tập của HS các lớp TN và các lớp ĐC, chúng tôi có được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Bảng điểm kiểm tra đã xử lí kết quả thực nghiệm của HS lớp 12

Trƣờng Lớp Số HS Điểm số (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nguyễn Trãi TN 50 0 0 0 0 10 12 24 24 20 10 ĐC 50 0 0 4 8 12 22 30 20 6 0 Vũ Tiên TN 45 0 0 0 6.7 13.3 15.5 24.4 20 11 8.9 ĐC 45 0 4.2 11 6.6 27 22 16 11 2.2 0 Nguyễn Đức Cảnh TN 45 0 0 0 4 18 20 22 16 11 9 ĐC 45 0 2.2 4.4 4.4 24.4 22.2 20 11.2 9 2.2

5 6 2 3 6 3 12 12 10 5 11 15 10 0 2 4 6 8 10 12 14 16 3 4 5 6 7 8 9 10 Số học sinh Điểm Thực nghiệm Đối chứng

Hình 2.1. Biểu đồ điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng Trƣờng THPT Nguyễn Trãi 3 6 7 11 9 5 4 2 5 3 12 10 7 5 1 0 0 2 4 6 8 10 12 14 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm Số học sinh Thực nghiệm Đối chứng

Hình 2.2. Biểu đồ điểm kiểm tra của lớp thực nghiệmvà đối chứng Trƣờng THPT Vũ Tiên

2 8 9 10 7 5 4 1 2 2 11 10 9 5 4 1 0 2 4 6 8 10 12 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm Số học sinh Thực nghiệm Đối chứng

Hình 2.3. Biểu đồ điểm kiểm tra của lớp thực nghiệmvà đối chứng Trƣờng THPT Nguyễn Đức Cảnh

Chúng tôi đã tiến hành tổng hợp kết quả điểm số của cả 6 lớp thực nghiệm và đối chứng ở 3 trường THPT như sau :

Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả kiểm tra của học sinh lớp thực nghệm và đối chứng Điểm số Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số HS Thực nghiệm 0 0 0 5 19 22 33 28 20 13 140 Đối chứng 0 3 9 8 29 31 31 20 8 1 140

Hình 2.4. Biểu đồ tổng hợp điểm kiểm tra của các lớp thực nghiệm và đối chứng

Qua biểu đồ và bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rõ mức độ đạt được điểm trung bình giữa các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, sự chênh lệch điểm thực nghiệm, điểm trung bình của HS giữa ba trường. Chất lượng dạy học lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng.

Đây là kết quả hoàn toàn trùng khớp với thực tiễn dạy học. Ở lớp thực nghiệm, có vận dụng các biện pháp giáo dục tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh như các văn kiện, câu chuyện, tranh ảnh, video, băng ghi âm giúp các em tìm hiểu kiến thức về Lịch sử nói chung và để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc nói riêng, không khí học tập cũng sôi nổi, HS hào hứng.

Còn lớp đối chứng, với bài giảng tuy bám sát nội dung SGK nhưng khi được hỏi về nội dung Lời kêu gọi kháng chiến chống Mĩ của Bác Hồ có nội dung như thế nào? Văn kiện trên thể hiện nội dung nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc thì ý kiến phát biểu học sinh rất ít, chệch choạc và hầu như phải cần có sự giúp đỡ của GV thì mới tìm được câu trả lời đúng. Nhìn chung, hiệu quả bài học không cao.

Kết quả trên khẳng định tính khả thi cuả các biện pháp chúng tôi đề xuất trong luận văn.

2.4.6.2 Kết quả định tính

Cùng với đánh giá định lượng bằng cách cho điểm số để xem xét mức độ nhận thức của HS, chúng tôi còn kiểm tra những chuyển biến về mặt thái độ, suy nghĩ của HS bằng cách phân tích phần trả lời của câu hỏi: "Lời kêu gọi kháng chiến chống Mĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/7/1966 gợi cho em những suy nghĩ gì?"

Thông qua phân tích các câu trả lời của HS, chúng tôi nhận thấy :

- Các em đều trả lời được - Lên án tội ác của đế quốc Mĩ

- Kêu gọi toàn kết đứng lên chiến đấu chống Mĩ cứu nước.

- Lời kêu gọi thể hiện được ý chí, quyết tâm chống đế quốc Mĩ của quân dân cả 2 miền Nam - Bắc

- Khâm phục tinh thần chiến đấu của quân dân ta…

- Các em ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Kết quả cuộc trao đổi, nói chuyện với các em sau khi kiểm tra bài, chúng tôi thấy các em sẵn sàng trả lời những câu hỏi chúng tôi đưa ra khi tiếp xúc với, các em rất hào hứng khi chúng, thích thú với giờ học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài đặt ra, qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. "Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 nói riêng, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn)là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với toàn xã hội nói chung và học sinh nói riêng. Nó góp phần nâng cao nhận thức sâu sắc về những giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về mặt nhận thức, về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. Qua đó góp phần nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư cho học sinh cũng như bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc cho HS nhất là trong tình hình hiện nay. Do vậy, vấn đề chất lượng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam là vấn đề rất quan trọng, cần được đặc biệt quan tâm.

1.2. Nội dung Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 rất đa dạng, phong phú, có nhiều vấn đề thể hiện trực tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, có nhiều vấn đề liên quan là tiền đề hoặc hệ quả của tư tưởng Hồ CHí Minh về độc lập dân tộc. Vì vậy, trong dạy học, GV cần hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đọc lập dân tộc và nội dung Lịch sử trong chương trình để khai thác triệt để những vấn đề có thể giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho HS. Trên cơ sở nội dung Lịch sử đã lựa chọn , GV dựa vào lí luận dạy học bộ môn để lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp.

1.3. Việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) có thể thực hiện được trong các bài học nội khóa và các hoạt động ngoại khóa. Ở đây trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đi sâu đề cập xuất các biện pháp giáo dục qua bài học Lịch sử trên lớp. Bởi vì bài học Lịch sử trên lớp chiếm nhiều thời gian của quá trình dạy học, là hình thức tổ

chức dạy học cơ bản, bắt buộc đối với tất cả HS. Các biện pháp giáo dục rất đa dạng, phong phú, GV cần căn cứ vào nội dung bài học, trình dộ HS… để lựa chọn cho phù hợp. Song dù vận dụng hay kết hợp các biện pháp, phải bảo đảm các yêu cầu của việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc nói riêng trong dạy học Lịch sử cho HS.

1.4. Lịch sử là một môn học có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. Dạy học Lịch sử ở trường phổ thông phải trang bị cho HS những hành trang để bước vào cuộc sống đầy phức tạp và gai góc, để không bị hòa tan vào thế giới phát triển hơn ta. Song hiệu quả của công việc này phụ thuộc phần lớn vào tâm huyết, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV. Trong dó không thể không nói tới tấm gương sáng của người thầy giáo dạy Lịch sử.

2. Khuyến nghị

Để nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc nói riêng, trên cơ sở nghiên cứu đề tài, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau :

2.1. Các chuyên gia giáo dục Lịch sử cần biên soạn ra những bộ tài liệu hướng dẫn GV xác định rõ ràng nội dung lịch sử và vận dụng phương pháp giáo dục phù hợp trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.

2.2. Ngoài việc giáo dục thông qua các bài học trên lớp, nhà trường và các cấp quản lí nên tạo điều kiện về cơ sở vật chất để GV và HS có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Kết hợp giữa hoạt động trong lớp và ngoài lớp dể giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức cho HS nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc nói riêng.

2.3. Hiệu quả của công việc trên phục thuộc phần lớn vào GV, vì vậy người GV Lịch sử phải tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt công việc. Thực tiễn cho thấy, GV Lịch sử ở trường THPT có sự khác biệt về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, do đó cần thiết phải mở các lớp đào tạo lại GV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Côi, Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử,

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1995.

2. Nguyễn Thị Côi, Kênh hình trong DHLS ở trường THPT,tập1,Nxb ĐHQG Hà nội, 2000.

3. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005.

4. Nguyễn Thị Côi, Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội 2006.

5. Nguyễn Thị Côi, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử 12, Nxb ĐHSP Hà nội, 2011.

6. Nguyễn Thị Thanh Chung, Giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 lớp 12 THPT

(Chương trình chuẩn), Đại học giáo dục- ĐHQG Hà Nội, 2012.

7. Trần Diễn,Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb Công an nhân dân, 2003.

8. Trần Bạch Đằng, "Đến với tư tưởng Hồ Chí Minh" , Nxb Trẻ, 2004.

9. Trần Bá Đệ, Vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Thông báo khoa học số 6/1994.

10. Phạm Văn Đồng, "Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giầu nước mạnh" của, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

11. Phạm Văn Đồng, "Nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

12. Phạm Gia Đức (Chủ nhiệm), Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, 2002.

13. Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.

14.Võ Nguyên Giáp, Một số vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Công an nhân dân, 2005.

15. Đoàn Thế Hanh, Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - Sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay, Tạp chí cộng sản, số 777, 2007.

16.Vũ Quang Hiển, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc - Mấy vấn đề bàn luận, Tập bài giảng cho học viên lớp Lý luận và phương pháp dạy học lịch sử, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2010.

17. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Đại học sư phạm, 2013.

18. Trần Bá Hoành, Lý luận cơ bản về dạy học và học tích cực (Dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở). Nxb Giáo dục, Hà Nội 2001.

19. Lê Văn Hồng (Chủ biên), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học Sư phạm. Nxb Giáo dục, Hà Nội 1995.

20. Đặng Thành Hƣng, Dạy học hiện đại – Lí luận, biện pháp, kĩ thuật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002.

21.Kharlamốp I.F, Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào. (tập 2). Nxb Giáo dục, Hà Nội 1979.

22. Vũ Kỳ, Bác Hồ viết Di chúc, Nxb Văn hóa thông tin, năm 2008.

23. Đinh Xuân Lâm, "Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

24. I.Ia.Lécne,Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1977.

25. Phan Ngọc Liên, Về việc giảng dạy, học tập cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ trong trường phổ thông, Thông báo khoa học số 2, 1985.

26. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1998), Phương pháp dạy học lịch sử (Tái bản lần thứ nhất) có sửa chữa bổ sung. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

27. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh với thời đại, Nxb Lao động, Hà Nội, 2001.

28. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, ĐHSPHN, Hà Nội, 2002.

29.Phan Ngọc Liên, Sách giáo viên lịch sử lớp 12. Nxb Giáo dục, Hà Nội 2006.

30. Phan Ngọc Liên, Sách giáo khoa lịch sử lớp 12. Nxb Giáo dục, Hà Nội 2006.

31. Phan Ngọc Liên, Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường, Nxb từ điển bách khoa Hà Nội, 2009.

32. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi,

Phương pháp dạy học lịch sử (tập 1, 2). Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 2010.

33. Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2005.

34. Hồ Chí Minh, Vì độc lập-tự do, vì CNXH, Nxb sự thật, Hà Nội 1970.

35. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 1

36. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 6

37. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 10

38. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 2000, tập 1

39. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2000.

40. Hội đồng trung ƣơng biên soạn, Giáo trình tư tưởng HCM, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2012.

41. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành trung ưng khóa 8. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr14)

43. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr88)

44. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb ĐHSP, 2005.

45. Jean Piaget,Tâm lí học và giáo dục học, Nxb Giáo dục,2001.

46 . N.V.Savin, Giáo dục học, tập 1, Nxb Giáo dục, 1983.

47. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (1948). NXB Văn học Hà Nội, 2001.

48. Trịnh Đình Tùng, Sử dụng công nghệ thông tin để khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12, Tạp chí giáo dục, số 196/ 2008.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)