Xuất phát điểm của vấn đề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 32 - 36)

1.1.3.1. Yêu cầu của cách mạng nước ta và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước

Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam dựng nước và giữ nước luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt do Việt Nam nằm ở của ngõ của khu vực Đông Nam Á, có một vị trí địa lý vô cùng quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng nên luôn luôn phải đối phó với những âm mưu, thủ đoạn hòng thôn tính đất nước ta. Bên cạnh đó trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, nó mang lại cho đất nước ta nhiều thời cơ để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng đồng thời nó

cũng đặt đất nước ta đứng trước những thách thức to lớn về nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, đối mặt với những âm mưu diễn biến hòa bình với những thủ đoạn ngày càng tinh vi của các thế lực phản động trong và ngoài nước hòng lật đổ nhà nước ta. Vì vậy vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ biên cương, chủ quyền biển đảo luôn là vấn đề cấp bách nhất là trong tình hình hiện nay khi mà những tranh chấp chủ quyền biển đảo đang có nhiều diễn biến phức tạp.

Để xây dựng, phát triển đất nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo thực lực, sức mạnh thực sự để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giữ vững độc lập dân tộc Đảng ta đã chỉ đạo:

+ Đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc nói riêng vào thực tiễn của cuộc sống để đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân bảo vệ độc lập dân tộc.

+ Quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời tranh thủ, tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài cùng với việc phát huy tối đa nội lực nhằm phát triển đất nước.

+ Thường xuyên và không ngừng củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm động lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước…. Chỉ có không ngừng nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào đi đôi với tuyên truyền, giáo dục mới làm cho đồng bào tin Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch.

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua và ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, tư tưởng Hồ Chí

Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênnin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, tiến lên xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, định hướng XHCN. Từ khi hình thành đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là cơ sở lý luận và thực tiễn cho thắng lợi và đường lối chính trị đúng đắn của Đảng ta.

1.1.3.2.Mục tiêu của giáo dục và mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông.

Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ nặng nề đối với toàn xã hội, trong đó có giáo dục. Vì vậy mục tiêu giáo dục được xây dựng dựa trên cơ sở cụ thể, đường lối giáo dục chung của Đảng gắn liền với thực tiễn đất nước. Mục tiêu này được nghị quyết trung ương 2 khóa VIII của Đảng nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin và đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học. Coi trọng hơn nữa các môn khoa học xã hội nhân văn, Tiếng Việt và lịch sử dân tộc…” [42. tr 14].

Từ mục tiêu giáo dục chung, ở mỗi cấp học, môn học có những mục tiêu cụ thể. Bộ môn lịch sử cùng với các bộ môn khác ở trường phổ thông góp phần tích cực vào việc đào tạo thế hệ trẻ. Trên cơ sở hoàn thiện kiến thức cơ bản đã học ở cấp THCS, môn lịch sử ở bậc THPT giúp HS đạt trình độ văn hóa phổ thông về lịch sử, hình thành hứng thú và khả năng học tập tốt bộ môn. Trên cơ sở ấy giúp các em nắm vững thế giới quan khoa học giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự tất thắng của CNXH. Mặt khác HS còn được nâng cao kỹ năng học tập bộ môn các năng lực tư duy hành động, có thái độ ứng xử đúng trong đời sống, chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập, chuẩn bị tiềm lực để tiếp tục học tập ở bậc cao hơn thuộc các ngành khoa học xã hội, nhân văn.

Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa và đặc biệt trước tình hình các thế lực đế quốc và bọn phản động trong và ngoài nước đang tìm mọi cách

phá hoại công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước ta. Vì vậy trong quá trình dạy học lịch sử nói chung và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975 nói riêng người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sự say mê, hứng thú, đối với việc học đồng thời, thông qua các biện pháp sư phạm để giáo dục tư tưởng, tình cảm hình thành cho các em niềm tin, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

1.1.3.3. Ưu thế của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc

Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện đảng ta, toàn bộ tư tưởng của Người được phản ánh trong đường lối cách mạng của đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nội dung chương trình môn lịch sử Việt Nam ở bậc phổ thông nói chung và THPT nói riêng là sự phản ánh trung thực toàn bộ quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của dân tộc ta. Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 chính là lịch sử của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc dưới dự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Bác. Thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp (1945-1954), kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) giải phóng dân tộc không chỉ là thắng lợi của tinh thần yêu nước, sự hy sinh gian khổ, chiến đấu kiên cường bền bỉ của cả dân tộc Việt Nam mà đó cũng chính là kết quả của đường lối lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là thực tiễn lịch sử thể hiện rất rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. Do đó dạy và học Lịch sử Việt Nam giai đoạn này đã góp phần to lớn và quan trọng vào việc nghiên cứu, học tập, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc nói riêng. Thông qua những bài giảng Lịch sử, những hoạt động dạy học phong phú, hấp dẫn chúng ta không chỉ giúp học sinh hiểu, biết những kiến thức lịch sử dân tộc mà qua đó chúng ta đã góp phần vào việc tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc

lập dân tộc và bồi dưỡng cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc,lòng kính yêu, biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

1.1.3.4. Đặc trưng của kiến thức lịch sử

Lịch sử là tất cả những sự vật, hiện tượng xảy ra trong quá khứ vì vậy nó mang những đặc trưng cơ bản sau: Lịch sử mang tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ, tính thống nhất giữa « sử » và « luận ». Vì vậy khi giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho HS trong dạy học sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 nói riêng đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn những biện pháp phù hợp với đặc trưng môn học: Thông qua việc sử dụng các tài liệu, sự kiện lịch sử được lưu lại để giúp HS gián tiếp quan sát được sự kiện lịch sử cũng như những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc vì vậy yêu cầu cần phải xem xét tính cụ thể cả về không gian và thời gian làm nảy sinh sự kiện, hiện tượng đó. Chính đặc điểm này đòi hỏi việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc càng cụ thể, càng sinh động bao nhiêu thì càng hấp dẫn bấy nhiêu. Chỉ có khôi phục lại bức tranh lịch sử sinh động, giáo viên mới gợi dậy trong trái tim HS tư tưởng, tình cảm đúng đắn nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc nói riêng.

Như vậy những đặc trưng cơ bản của kiến thức Lịch sử nêu trên chính là cơ sở để GV tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp trong dạy học bộ môn.

1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 32 - 36)