Vị trí, mục tiêu, của lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 48)

2.1.1. Vị trí

Trong chương trình Lịch sử hiện nay (SGK xuất bản năm 2007) Lịch sử dân tộc được dạy ở ba khối lớp 10, 11, 12. Ở khối lớp 10 các em được tìm hiểu khái quát Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX (từ bài 13 đến bài 28). Ở lớp 11 các em tìm hiểu Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 – 1918 (từ bài 19 đến bài 24). Lên lớp 12 các em tiếp tục tìm hiểu Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 ( từ bài 12 đến bài 27).

Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1945 – 1975 có vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình môn Lịch sử ở trường THPT. Đây là giai đoạn đầy biến động, thử thách cam go của lịch sử dân tộc chiếm tới hai phần ba số tiết dạy học, nó phác họa các bước phát triển của lịch sử dân tộc nhất là từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được độc lập dân tộc (1930-1945) và tiếp tục sự nghiệp đấu tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đó nội dung Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975 là những trang sử vẻ vang, tiêu biểu. Qua đó giúp học sinh hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thực hành bộ môn… Chính vì vậy khóa trình Lịch sử dân tộc nói chung, giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 nói riêng, giữ một vị trí hết sức quan trọng trong chương trình Lịch sử ở trường THPT. Việc giảng dạy, học tập Lịch sử Việt Nam ở giai đoạn này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bồi kiến thức, rèn kĩ năng, giáo dục tư tưởng tình cảm để phát triển toàn diện cho HS.

2.1.2. Mục tiêu

Căn cứ vào mục tiêu môn học, khi dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến năm 1975 giáo viên cần giúp học sinh đạt được:

2.1.2.1. Về kiến thức

- Biết và hiểu được những kiến thức Lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển chủ yếu, những chuyển biến quan trọng trong Lịch sử dân tộc từ năm 1945 đến 1975. Trên cơ sở hiểu rõ những sự kiện tiêu biểu của từng thời kỳ, để hiểu rõ những chuyển biến Lịch sử dân tộc và sự tác động của sự phát triển chung của thế giới.

- Hiểu được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc từ năm 1945 đến năm 1975.

- Hiểu được những nhân tố chủ yếu góp phần tạo nên thắng lợi trong 30 năm đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc và xây dựng CNXH cũng như những hạn chế trên con đường đấu tranh bảo vệ và phát triển của đất nước.

2.1.2.2. Về kĩ năng

Hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết trong học tập bộ môn như: - Đánh giá sự kiện lịch sử trong các mối quan hệ không gian và thời gian. - Làm việc với SGK và các nguồn sử liệu

- Kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh, bảng biểu.

- Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

- Bồi dưỡng các năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập Lịch sử (điều tra, thu thập, xử lý thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề tổ chức thực hiện dự kiến, kiểm tra tính đúng đắn của kết quả, thông báo, trình bày về kết quả, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống để tiếp nhận kiến thức mới…).

2.1.2.3. Mục tiêu về tư tưởng, tình cảm

tộc, có thái độ tôn trọng đối với các di sản lịch sử trong sự nghiệp 30 năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.

- Có thái độ căm ghét chủ nghĩa đế quốc, lên án chiến tranh xâm lược, yêu mến hòa bình. Có tinh thần yêu nước, ý thức đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

- Kính trọng, biết ơn, tin tưởng vào quần chúng nhân dân, những người có công với Tổ Quốc, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng CNXH do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

- Có những phẩm chất cần thiết của người công dân, có ý thức trách nhiệm cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay; yêu lao động, sống nhân ái, có kỷ luật, tôn trọng và làm theo pháp luật, đoàn kết dân tộc và quốc tế.

2.2. Những nội dung cần khai thác để giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 trung học phổ thông (Chƣơng trình chuẩn)

Trên cơ sở nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc khi dạy học Lịch sử Việt Nam cần khai thác những nội dung sau để giáo dục.

2.2.1. Ý chí bảo vệ độc lập dân tộc trong các văn kiện, lời kêu gọi của Đảng, Bác.

Quyết tâm đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn cho dân tộc với ý chí « Không có gì quý hơn độc lập tự do » của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua nhiều văn kiện, lời kêu gọi trong cả thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1945-1954) cũng như thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1975)

2.2.1.1.Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1945-1954)

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong Lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, chính quyền cách mạng về tay nhân dân; nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ vận mệnh dân tộc mình. Song, chính quyền cách mạng nước ta vừa mới thành lập còn non trẻ, lại phải đối phó với muôn vàn khó khăn thử thách. Tình thế cách mạng lúc này mong manh như

“ngàn cân treo sợi tóc” phải đối mặt với nhiều kẻ thù cùng lúc: Giặc đói, giặc dốt và đặc biệt là giặc ngoại xâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng, Chính phủ đã kịp thời đưa ra những biện pháp mang tính sách lược cũng như chiến lược để từng bước đưa đất nước ta thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, bảo vệ thành quả của cách mạng Tháng 8 cũng như nền độc lập dân tộc.

Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nước vào thời gian sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố:

"nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước" [ 39, tr. 469.].

Trước những hành động khiêu khích, dã tâm muốn xâm lược Việt Nam lần thứ 2 của thực dân Pháp, đặc biệt chúng đã gửi cho ta hai tối hậu thư đòi chiếm đóng. Ngày 17-12-1946, quân Pháp cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, đặc biệt, chúng đã gây ra vụ tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún và Yên Ninh, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, khu Cửa Đông. Ngày 18- 12-1946, tướng Moóc-li-e gửi cho ta hai tối hậu thư đòi chiếm đóng Sở Tài chính, đòi ta phải phá bỏ mọi công sự chướng ngại trên các đường phố, giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát an ninh trật tự ở thủ đô Hà Nội cho chúng. Pháp tuyên bố nếu các yêu cầu trên không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận thì chậm nhất vào sáng 20-12-1946 quân Pháp sẽ hành động.

Trước tình hình đó, ngày 18 và 19-12-1946, tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Ban thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi toàn quốc.Vào hồi 20 giờ ngày 19/12/1946, quân dân thủ đô Hà Nội đã nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Ngày 20/12/1946, tại Hang Trầm (Chương Mỹ, Hà Đông), Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch.

[Xem phụ lục 2.1.a.] Toàn văn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vì sao quân dân ta phải đứng dậy kháng chiến? “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa!..”

- Lời kêu gọi đã khẳng định đanh thép tinh thần, ý chí quyết tâm kháng chiến của quân dân ta:

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”

- Bên cạnh đó văn kiện trên có sức cổ vũ, động viên kêu gọi mọi người dân Việt Nam đoàn kết đứng lên kháng chiến để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc và nói lên tư tưởng chiến tranh nhân dân của cách mạng Việt Nam.

“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.”

- Kết thúc lời kêu gọi, Hồ Chí Minh khẳng định niềm tin tất thắng:

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm.”

Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, tình thế hết sức hiểm nghèo, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, nhanh chóng tác động sâu sắc vào tâm khảm nhân dân ta, động thấu trái tim và khối óc của mọi người Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam. Đó là lời “Hịch” cứu nước, như tiếng kèn hiệu lệnh kêu gọi toàn dân đứng lên cứu nước, cứu nhà. Đáp lại lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam sục sôi khí thế đấu tranh, nhất tề đứng dậy, đoàn

kết chiến đấu kiên cường, dũng cảm, bền bỉ từng bước giành được những thắng lợi to lớn trên các mặt trận nhất là mặt trận quân sự.

Như vậy sử dụng văn kiện “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử không chỉ giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu kiến thức cơ bản của bài học, về những văn kiện thể hiện đường lối kháng chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ của Đảng mà còn rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích sử dụng tài liệu gốc, khai thác văn kiện lịch sử, khả năng tư duy, phân tích vấn đề lịch sử cho HS. Đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho HS. Đặc biệt nội dung văn kiện sẽ khơi gợi trong trái tim HS lòng yêu nước, lòng dũng cảm quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và niềm khâm phục, biết ơn Đảng, lãnh tụ.

Sáng ngày 19/9/1954 tại cửa Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nói chuyện với cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong 308, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Một câu nói chỉ gồm gần hai chục từ nhưng đã bao quát được nhiều vấn đề. Một mặt Bác khẳng định nước ta là một nước văn hiến có truyền thống dựng nước giữ nước lâu đời và công lao dựng nước thuộc về các Vua Hùng, một mặt Bác khẳng định và động viên quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc, lòng quyết tâm đó như là một lời hứa trước vong linh Quốc Tổ.

Khai thác câu nói của Người trong dạy học bài 21. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1960). Mục I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Qua đó sẽ giúp HS hiểu rõ sự kiện Đảng, Bác chuẩn bị cho việc tiếp quản Thủ đô, rèn kĩ năng phân tích, đánh giá và gợi dậy trong các em truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, nhận thấy trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc dựng nước và giữ nước hôm nay.

2.2.1.2.Trong kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)

Không ngăn được việc Pháp thất bại ở Việt Nam và Đông Dương, Mĩ đã dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, là căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á. Trước tình hình đó dân tộc ta lại tiếp tục đứng lên chiến đấu kiên cường, quyết liệt vì nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Với sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN anh em, sự chi viện không ngừng của quân dân miền Bắc, quân dân miền Nam từng bước đập tan các chiến lược leo thang chiến tranh của Mĩ. Sau thất bại của chiến lược « chiến tranh đơn phương », « chiến tranh đặc biệt », Mĩ đã thực hiện chiến lược « chiến tranh cục bộ »: ồ ạt đưa quân Mĩ và quân Đồng minh vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam. Khi đế quốc Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, ngày

17/7/1966, Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam truyền đi “Lời kêu gọi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước, nêu rõ quyết tâm kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, bất chấp mọi thủ đoạn leo thang chiến tranh và chiêu bài thương lượng hòa bình của Mỹ. [Xem phụ lục 2.1.b.]

“Hỡi đồng bào và chiến sĩ cả nước!

Đế quốc Mỹ dã man, gây ra chiến tranh xâm lược hòng ăn cướp nước ta, nhưng chúng đang thua to…. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn.”

Báo Nhân dân, số 4484,ngày 17-7-1966. - Trong Lời kêu gọi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã - Vạch rõ tính chất phi nghĩa của đế quốc Mĩ

“Này! Tổng thống Giônxơn, ngươi hãy công khai trả lời trước nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới: Ai đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ, là Hiệp định

bảo đảm chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam? Phải chăng quân đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kỳ và giết hại người Hoa Kỳ? Hay là Chính phủ Mỹ đã đem quân đội Hoa Kỳ đến xâm lược nước Việt Nam và giết hại người Việt Nam ?”

- Đồng thời Người cũng đanh thép tố cáo tội ác, sự tàn bạo của đế quốc Mĩ đối với đồng bào ở cả 2 miền Nam Bắc.

“Chúng ồ ạt mang gần 30 vạn quân viễn chinh vào miền Nam nước ta. Chúng nuôi dưỡng nguỵ quyền nguỵ quân làm công cụ hại dân phản nước. Chúng dùng những phương tiện chiến tranh cực kỳ man rợ, như chất độc hoá học, bom napan, v.v.. Chúng dùng chính sách đốt sạch, giết sạch, phá sạch….chúng ném bom phá hoại miền Bắc..”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 48)