0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Những yêu cầu khi lựa chọn biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975, LỚP 12 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 68 -71 )

Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).

2.3.1.1. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam phải góp phần đáp ứng mục tiêu dạy học.

Mục tiêu dạy học ở trường THPT nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng phải cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng cơ bản, qua đó góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS. Do đó trong dạy học, việc xác định mục đích, yêu cầu bài học là nhân tố đảm bảo cho sự thành công của một giờ học. Trên cơ sở đó để giáo viên khai thác nội dung, sử dụng biện pháp và cách thức tổ chức giờ học cho hiệu quả nhất.

Để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ 1945-1975 nói riêng đạt hiệu quả, trước hết GV phải xác định mục tiêu, nội dung của bài học, của tư

tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cần giáo dục cho HS giai đoạn này. Trên cơ sở đó GV tiến hành lựa chọn biện pháp sư phạm thích hợp cho từng nội dung, từng bài cụ thể nhằm hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích đánh giá sự kiện lịch sử và nội dung tư tưởng về độc lập dân tộc có liên quan.

Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử Việt Nam nhằm giúp các em hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc, đặc biệt còn phải góp phần phát triển tư duy cho HS như phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh đánh giá và phát triển các năng lực khác như: tri giác, quan sát, miêu tả, hình dung, tưởng tượng, năng lực hành động vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Tập dượt cho HS phương pháp nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó giáo dục cho HS lý tưởng cách mạng, thái độ, tình cảm, niềm tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Bác, thấy được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.

Vì vậy, để đáp ứng mục tiêu dạy học Lịch sử nói chung, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT nói riêng, GV cần xác định rõ mục đích, lựa chọn biện pháp, biện pháp giáo dục qua đó nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

2.3.1.2. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam phải làm nổi bật kiến thức cơ bản của từng bài, giúp HS nắm vững kiến thức Lịch sử.

Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 cũng chính là lịch sử của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. Thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, Mĩ để bảo vệ nền độc lập dân tộc chính là những sự kiện chân thực, sinh động về nhân vật lịch sử, địa danh, nguồn tư liệu phong phú về tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Hồ Chủ Tịch.

Để HS nắm vững kiến thức cơ bản của bài học, GV phải xác định được kiến thức trọng tâm của bài, qua đó xác định nội dung tiêu biểu của bài thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT cần giáo dục cho

HS, gây hứng thú, tạo ấn tượng sâu sắc cho HS, giúp các em nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức, rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, xử dụng tài liệu…cho các em. Bồi dưỡng các em lòng biết ơn, thái độ khâm phục tinh thần chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của cha anh, giáo dục niềm tin và sự trung thành với lý tưởng cách mạng có thái độ học tập đúng đắn, sống có lý tưởng hoài bão, từ đó nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ ĐLDT.

2.3.1.3. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam phải góp phần phát huy tính chủ động, tích cực trong nhận thức của học sinh.

Các nhà lý luận, sư phạm lịch sử đều khẳng định ưu thế phát triển tư duy độc lập nhận thức của HS trong học tập bộ môn: « Phát triển tính tích cực, chủ động, độc lập trong nhận thức đặc biệt trong tư duy là phương tiện tốt để hình thành kiến thức, gợi dậy những xúc cảm lịch sử, kích thích hứng thú học tập, tạo cơ sở để giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm HS ….góp phần phát huy các năng lực nhận thức, năng lực thực hành, kĩ năng, kĩ xảo của HS nói chung và rèn luyện các thao tác cũng như chất lượng của tư duy nói riêng » [4.tr 69]

Vì vậy khi giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975 nói riêng ở THPT, phải đảm bảo phát huy vai trò của phương tiện trực quan nhằm thúc đẩy HS tự giác, phát huy tính chủ động, tích cực tìm tòi, lĩnh hội tri thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô. Tuy nhiên để có hiệu quả cần phải thực hiện một số nguyên tắc nhất định với bài học :

Trước hết GV vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề và tạo ra nhiều các tình huống có vấn đề, thường biểu hiện dưới dạng câu hỏi « tại sao như vậy ? »,.., tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, khi tiến hành bài học, ra bài tập về nhà, yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

2.3.1.4. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975, lớp 12, THPT phải kết hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt với các biện pháp dạy học khác.

Để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử đạt hiệu quả tốt, có nhiều biện pháp sư phạm khác nhau được sử dụng trong quá trình dạy học. Trong thực tế không có hình thức hay biện pháp nào là « vạn năng », duy nhất mà các biện pháp sư phạm thường kết hợp, đan xen, hỗ trợ, tạo thành một hệ thống phương pháp liên hoàn. Tuy nhiên muốn đạt được mục tiêu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho học sinh là không chỉ giúp cho người học nắm chắc, hiểu sâu kiến thức kiến thức Lịch sử mà còn bồi dưỡng cho học sinh tinh thần yêu nước, giáo dục lòng kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đó hình thành được cho người học tư tưởng, thái độ, hành vi đúng đắn với bản thân, gia đình và quê hương, thì chúng ta phải kết hợp sử dụng hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học mới đem lại hiệu quả. Không có một phương pháp, biện pháp dạy học nào được sử dụng duy nhất trong một bài học, một chương hay một khóa trình dạy học. Dạy học nói chung hay dạy học Lịch sử nói riêng hiện nay không chỉ nhằm thực hiện chuẩn kiến thức hay chuẩn kĩ năng mà còn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. sử dụng nhuần nhuyễn và kết hợp linh hoạt các phương pháp, biện pháp dạy học khác nhau như: sử dụng lời nói sinh động hấp dẫn với trao đổi thảo luận, sử dụng các loại phương tiện trực quan,(truyền thống và hiện đại) qua đó giúp HS chủ động tìm tòi, lĩnh hội kiến thức cơ bản của Lịch sử Việt Nam cũng như nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc giai đoạn nàynhằm nâng cao hiệu quả bài học.

2.3.2 Các biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975, lớp 12 (Chương trình chuẩn) ở trên lớp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975, LỚP 12 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 68 -71 )

×