Những yêu cầu cơ bản khi giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 40)

lập dân tộc trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.

Một trong những chức năng quan trọng của Lịch sử là phục vụ chính trị, trong đó nhiệm vụ giáo dục con người có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng nếu trong giờ học Lịch sử nào, GV cũng khẳng định “nhân dân ta anh hùng”

thì hiệu quả sẽ rất thấp lại gây nhàm chán cho HS, giảm hứng thú học tập cho các em. Vì vậy giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng trong dạy học lịch sử nói chung, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975 nói riêng cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:

- Đối tượng mà chúng ta giáo dục chịu ảnh hưởng những tác động lớn của hoàn cảnh lịch sử, môi trường sinh sống và luôn luôn mong muốn vươn lên phục vụ cho dân tộc, cách mạng, Đảng cho nên phải đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của họ

- Ở lứa tuổi 15-18, học sinh THPT muốn tự mình “khám phá” kiến thức, muốn sáng tạo, muốn tự tiếp nhận việc giáo dục dưới sự hướng dẫn của giáo viên chứ không phải tiếp thu một cách thụ động máy móc, vì vậy giáo viên tránh việc giáo dục áp đặt, mệnh lệnh đối với học sinh mà phải tông qua những sự kiện, hiện tượng lịch sử cụ thể.

- Thực hiện giáo dục kết hợp giữa học đi đôi với hành, giữa lý luận với thực tiễn, thống nhất giữa nhận thức và hành động.

- Học sinh THPT đang chuẩn bị được hưởng và thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân vì vậy cần chú ý xây dựng lý tưởng, niềm tin, hình thành trách nhiệm và nghĩa vụ công dân cho học sinh.

- Trong giáo dục, GV lịch sử phải là tấm gương cho HS. Điều này được thể hiện thông qua nhân cách của GV, thái độ của GV khi trình bày kiến thức.

1.2. Thực trạng việc giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT.

1.2.1. Điều tra thực tế

Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành điều tra thực tế về phía GV giảng dạy Lịch sử ở 1 số trường THPT và HS khối 12 ở một số trường THPT tỉnh Thái Bình thông qua việc phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, dự giờ thăm lớp.

Bảng 1.1. Bảng số lƣợng giáo viên và học sinh đƣợc tiến hành điều tra

TT Tên trƣờng Số GV Số HS

1 THPT Vũ Tiên – Vũ Thư – Thái Bình 4 100

2 THPT Nguyễn Trãi – Vũ Thư – Thái Bình 5 100

3 THPT Phạm Quang Thẩm – Vũ Thư – Thái Bình

2 100

4 THPT Nguyễn Đức Cảnh – Thành phố – Thái Bình

5 100

5 THPT Lê Quý Đôn – Thành phố - Thái Bình 4 100

6 THPT Nguyễn Du – H.Kiến Xương – Thái Bình 4 0 7 THPT Đông Thụy Anh – Thái Thụy - Thái Bình 4 0

Tổng số 28 500

1.2.1.1. Đối với học sinh.

Để hiểu rõ thực tiễn sử dụng các biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn), chúng tôi đã tiến hành điều tra thực tế theo các câu hỏi [Xem phần phụ lục Bảng 1.1.a] với 500 học sinh ở 5 trường THPT tiêu biểu thuộc 4 nhóm trường: THPT Nguyễn Đức Cảnh ; Lê Quý Đôn- Thành phố Thái Bình đại diện cho tốp 1 nhóm HS ở thành phố ; THPT Nguyễn Trãi- Vũ Thư – Thái Bình đại diện cho nhóm trường tốp 2 ở trung tâm các thị trấn ; THPT Vũ Tiên-Vũ Thư – Thái Bình đại diện cho nhóm trường tốp 3 là các trường THPT vùng nông thôn: THPT Phạm Quang Thẩm – Vũ Thư – Thái Bình đại diện cho tốp 4 là nhóm các trường THPT vùng sâu, vùng xa, nơi kinh tế còn nhiều khó khăn của tỉnh, điều kiện học tập của các em còn nhiều hạn chế, điểm tuyển sinh đầu vào thấp hơn so với các trường tốp 2,3.

Bảng 1.1.1: Mức độ HS được giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minhở trường THPT

STT Số liệu

Nội dung

Số lƣợng

HS %

1 Không bao giờ

2 Hiếm khi 95 19

3 Thỉnh thoảng 235 47

4 Thường xuyên 170 34

5 Tổng 500 100

Số liệu trên được thể hiện thông qua biểu đồ như sau:

Hình 1.1. Biểu đồ tỉ trọng học sinh đƣợc tham gia giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở trƣờng THPT

1.2.1.2. Về phía giáo viên

Nội dung điều tra về phía giáo viên chúng tôi đưa ra 12 câu hỏi cụ thể, [Xem phụ lục Bảng 1.1.b] .

Tổng hợp kết quả điều tra GV về hình thức GV tiến hành trong quá trình giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường THPT.

Bảng 1.1.2: Những hình thức được giáo viên tiến hành trong quá trình

giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường THPT

STT

Số liệu Nội dung

Số lƣợng

GV %

1 A. Tiến hành trong các buổi sinh hoạt đầu tuần,

những ngày kỷ niệm, những hoạt động ngoại khóa 12 43

2 B. Tiến hành tích hợp trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam.

8 29

3 C. Trong những đợt kiểm tra chất lượng, thao giảng. 5 18 4 D . Giao bài tập về nhà cho học sinh 3 10 4 D . Giao bài tập về nhà cho học sinh 3 10

Tổng số 28 100

Bảng 1.1.3: Mức độ GV “Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân

tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975, lớp12 trung học phổ thông chương trình chuẩn”

STT

Số liệu Nội dung

Số lƣợng

GV %

1 A.Chưa bao giờ 2 7

2 B. Hiếm khi 5 18

3 C. Thỉnh thoảng 14 50

4 D. Thường xuyên 7 25

1.2.2. Một số ý kiến nhận xét, đánh giá

Qua kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học môn Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 nói riêng ở trường THPT tỉnh Thái Bình chúng tôi đưa ra nhận xét như sau

1.2.2.1. Về phía giáo viên:

Tìm hiểu những ý kiến trao đổi của GV theo nội dung nói trên, kết quả cho thấy hầu hết các GV đều thấy cần thiết phải giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc khi giảng dạy Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 nói riêng ở trường THPT. Tuy nhiên nhận thức ấy chưa sâu sắc đầy đủ và toàn diện. Nhiều giáo viên thực hiện việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 nói riêng còn chưa thường xuyên, phương pháp giáo dục trong nội khóa còn hạn chế. Thậm chí có GV không rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT bao gồm những nội dung chủ yếu nào? Lý do chủ yếu là thiếu nguồn tài liệu để sử dụng trong dạy học, trình độ chuyên môn các GV còn nhiều hạn chế, chưa linh hoạt trong xử lí kiến thức… nên không khai thác hết những sự kiện có khả năng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử Việt Nam.

1.2.2.1. Về phía học sinh:

Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy sự hiểu biết của các em mới chỉ dừng lại ở một số nét khái quát về tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn về những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc các em hiểu chưa sâu sắc. Qua kết quả điều tra cũng cho thấy HS chưa thường xuyên được giáo dục, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc qua giờ học chính khóa cũng như qua hình thức hoạt động ngoại khóa. Những kết quả trên cho thấy sự cần thiết phải giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 nói riêng cho học sinh THPT.

Tất cả những số liệu trên cho phép chúng tôi kết luận rằng: HS rất hứng thú tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam, song việc sử dụng những hình thức, biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam của GV chưa hiệu quả nên làm cho HS không nhiệt tình học tập bộ môn.

Nguyên nhân tình trạng trên là do:

Thứ nhất, do GV bộ môn chưa ý thức được đầy đủ, ý nghĩa của việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 cho học sinh THPT.

Thứ hai, GV chưa tâm huyết với công việc cho nên chưa phát huy đầy đủ những kiến thức đã học và năng lực bản thân trong công tác giảng dạy nói chung, trong việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945-1975 ở trường THPT nói riêng.

Thứ ba, do những khó khăn về đời sống của giáo viên, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, tư liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh của nhà trường cũng là trở ngại cho việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc khi giảng dạy Lịch sử Việt Nam từ 1945-1975 ở trường THPT.

Về phía HS, nguyên nhân chính của việc HS chưa nhận thức rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là do GV chưa thường xuyên giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ 1945-1975 nói riêng ở trường THPT; phương pháp chưa phù hợp. Từ đó dẫn tới ý thức học tập bộ môn Lịch sử của HS bị hạn chế, chất lượng học tập bộ môn chưa cao, chưa gây hứng thú học tập cho HS, chưa phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS theo tinh thần đổi mới về phương pháp dạy học bộ môn hiện nay.

Từ thực trạng trên chúng tôi thấy rằng việc xác định và tìm ra các biện pháp để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945-1975, lớp 12 THPT là cần thiết, nó giúp học sinh có biểu tượng phong phú, sinh động, cụ thể về lịch sử dân tộc cũng như nhận

thức được ý chí đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời làm cho HS có hứng thú với môn học để từ đó nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho HS THPT góp phần đắc lực đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có trách nhiệm trong việc bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.

Như vậy trước sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, đã tạo nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức cho những nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng nhất là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, lệch hướng mục tiêu XHCN, vấn đề bảo vệ nền ĐLDT. Vì vậy việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước để bảo vệ truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần yêu nước ý chí đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, qua khảo sát điều tra thực tế cho thấy việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiệu quả chưa cao. Công tác tiến hành còn mang tính cá nhân, rời rạc phụ thuộc nhiều vào trình độ và cảm hứng người dạy. Hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cũng chưa thực sự đi sâu và chưa đạt hiệu quả cao trong các trường học phổ thông. Điều này đã gây một rào cản lớn đối với việc thực hiện mục tiêu đào tạo phát triển toàn diện con người Việt Nam. Chính vì thế, đòi hỏi cần phải có những biện pháp khả thi, có tính hiệu quả cao đối với vấn đề dạy học Lịch sử nói chung, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 nói riêng. Vì vậy, ở chương II chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 ở trường THPT.

CHƢƠNG 2

CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Chương trình chuẩn). THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

2.1. Vị trí, mục tiêu, của Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 trung học phổ thông (Chương trình chuẩn) lớp 12 trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)

2.1.1. Vị trí

Trong chương trình Lịch sử hiện nay (SGK xuất bản năm 2007) Lịch sử dân tộc được dạy ở ba khối lớp 10, 11, 12. Ở khối lớp 10 các em được tìm hiểu khái quát Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX (từ bài 13 đến bài 28). Ở lớp 11 các em tìm hiểu Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 – 1918 (từ bài 19 đến bài 24). Lên lớp 12 các em tiếp tục tìm hiểu Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 ( từ bài 12 đến bài 27).

Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1945 – 1975 có vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình môn Lịch sử ở trường THPT. Đây là giai đoạn đầy biến động, thử thách cam go của lịch sử dân tộc chiếm tới hai phần ba số tiết dạy học, nó phác họa các bước phát triển của lịch sử dân tộc nhất là từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được độc lập dân tộc (1930-1945) và tiếp tục sự nghiệp đấu tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đó nội dung Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975 là những trang sử vẻ vang, tiêu biểu. Qua đó giúp học sinh hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thực hành bộ môn… Chính vì vậy khóa trình Lịch sử dân tộc nói chung, giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 nói riêng, giữ một vị trí hết sức quan trọng trong chương trình Lịch sử ở trường THPT. Việc giảng dạy, học tập Lịch sử Việt Nam ở giai đoạn này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bồi kiến thức, rèn kĩ năng, giáo dục tư tưởng tình cảm để phát triển toàn diện cho HS.

2.1.2. Mục tiêu

Căn cứ vào mục tiêu môn học, khi dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến năm 1975 giáo viên cần giúp học sinh đạt được:

2.1.2.1. Về kiến thức

- Biết và hiểu được những kiến thức Lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển chủ yếu, những chuyển biến quan trọng trong Lịch sử dân tộc từ năm 1945 đến 1975. Trên cơ sở hiểu rõ những sự kiện tiêu biểu của từng thời kỳ, để hiểu rõ những chuyển biến Lịch sử dân tộc và sự tác động của sự phát triển chung của thế giới.

- Hiểu được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc từ năm 1945 đến năm 1975.

- Hiểu được những nhân tố chủ yếu góp phần tạo nên thắng lợi trong 30 năm đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc và xây dựng CNXH cũng như những hạn chế trên con đường đấu tranh bảo vệ và phát triển của đất nước.

2.1.2.2. Về kĩ năng

Hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết trong học tập bộ môn như: - Đánh giá sự kiện lịch sử trong các mối quan hệ không gian và thời gian.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)