Kiên quyết đòi độc lập hoàn toàn qua các hiệp định ngoại giao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 59 - 63)

Trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945-1975) của nhân dân ta đã lập nên nhiều chiến công trên các chiến trường trong cả nước. Bên cạnh

những thắng lợi vẻ vang trên mặt trận quân sự chúng ta còn có những thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao. Trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thời kỳ lịch sử hào hùng ấy cũng ghi nhận nhiều thành tựu, nhiều khúc quanh của lịch sử, được đánh dấu bằng ba bản hiệp định ký với đối phương: Hiệp định sơ bộ 6/31946, Hiệp định Giơnevơ 21/7/1954 và Hiệp định Pari 27/1/1973.

2.2.3.1 Hiệp định sơ bộ 6/31946

Sau cách mạng tháng 8/1945, tình thế cách mạng Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn, thử thách trong cảnh « Ngàn cân treo sợi tóc ». Nạn đói, dốt khó khăn về tài chính … đặc biệt hiểm nguy là sự phá hoại hòng lật đổ chính quyền cách mạng của các tổ chức phản động, tay sai trong, ngoài nước, vận mệnh dân tộc đứng trước nguy cơ còn mất. Trong bối cảnh đó để tránh cùng một lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù, tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chấp nhận ký với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946.

Độc lập và thống nhất của Tổ quốc là khát vọng và ý chí đấu tranh của Hồ Chí Minh và cả dân tộc Việt Nam. Nhưng trong Hiệp định này, mặc dù Người chưa đòi được thực dân Pháp phải công nhận nền độc lập, nhưng họ đã phải công nhận “nước Việt Nam là một quốc gia tự do”, có Chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Việc thực hiện thống nhất đất nước sẽ do trưng cầu dân ý quyết định. Những nhân nhượng sách lược trong Hiệp định sơ bộ mùng 6/3/1946 chính là bước tạm hoà để tiến lên đánh thắng kẻ thù giành thắng lợi cuối cùng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chúng ta hoà với nước Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng ra khỏi đất nước ta kéo theo là bọn tay sai Việt Quốc Việt cách. Ta tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, phát triển thực lực sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống Pháp chắc chắn sẽ xảy ra để đi đến thắng lợi cuối cùng.

Khai thác sự kiện này trong dạy học lịch sử không chỉ giúp HS nắm vững nội dung Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 mà còn rèn luyện cho HS khả năng phân tích đánh giá và có thái độ khâm phục, tự hào thiên tài lãnh đạo của

Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã vận dụng sáng tạo sách lược « Hòa để tiến » để chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn sau này. Qua đó giáo dục cho HS niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Như vậy thông qua việc trình bày về những nhân vật, sự kiện lịch sử,

« GV tiến hành giáo dục cho HS lòng biết ơn với người có công với dân tộc, hiểu về những công lao đóng góp của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước, trân trọng những thành quả của cha ông để lại… » [32, tập 1, tr 230]

2.2.3.2. Hiệp định Giơnevơ 21/7/1954

Không thể dùng đàm phán hòa bình để giải quyết cuộc xung đột Việt – Pháp, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến phát động toàn dân ta đứng lên kháng chiến giành độc lập và thống nhất hoàn toàn. Trong Thư gửi dân chúng Việt Nam, dân chúng Pháp, dân chúng các nước Đồng minh, Người khẳng định: “Cuộc kháng chiến rất lâu dài và gian khổ. Dù phải hy sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập và thống nhất”[ 39, tr. 484. ]

Trải qua 9 năm kháng chiến chống Pháp đầy hy sinh gian khổ, quân dân ta liên tiếp giành được thắng lợi trên mặt trận quân sự mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, ta đã buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Giơne về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ngày

21/7/1954 Hiệp định Giơnevơ chính thức được kí kết. Theo đó Pháp và các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước. Song do âm mưu phá hoại của Mĩ, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta, nên sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc với hai chế độ chính trị khác nhau. Độc lập dân tộc mới dành được ở một nửa đất nước. Sự kiện này giúp cho HS hiểu rõ thắng

lợi của quân dân ta về ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. Nó có tác dụng giáo dục cho các em lòng tự hào, tinh thần đấu tranh kiên quyết vì độc lập dân tộc.

2.2.3.3.Hiệp định Pari 27/1/1973

Sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam, các chiến lược leo thang chiến tranh của Mĩ bị phá sản. Từ năm 1965- 1968, Mĩ liên tiếp bị thất bại trên khắp các chiến trường ở cả hai miền Nam Bắc, làn sóng phản đối cuộc chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam diễn ra mạnh mẽ trên chính nước Mĩ. Ngày 1-11-1968, Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng hoàn toàn chiến tranh phá hoại miền Bắc phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam để giải quyết vấn đề chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam tại hội nghị Pari. Hội nghị ngoại giao kéo dài suốt hơn 4 năm, đây chính là cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng trên mặt trận không tiếng súng. Không thể cứu vãn nổi sự thất bại trên mặt trận quân sự ở chiến trường Việt Nam, ngày 27-1-1973, Mĩ đã buộc phải kí bản Hiệp định Pari chính thức công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và rút quân về nước. Đây là một thắng lợi ngoại giao có ý nghĩa chiến lược lớn nhất so với Hiệp định sơ bộ ngày 6-3- 1946 và Hiệp định Giơ nevơ 21-7-1954.

Ở Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) ta mới giành được thắng lợi là buộc thực dân Pháp phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do có chính phủ riêng, có nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng nhưng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

Ở Hiệp định Giơ nevơ (21-7-1954) Pháp đã buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và 3 nước Đông Dương. Nhưng do âm mưu phá hoại của Mĩ nên đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền Nam, Bắc chúng ta mới chỉ thực sự giải phóng được miền Bắc, miền Nam tiếp tục phải kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

Ở Hiệp định Pari (27-1-1973) Mĩ - một nước đế quốc lớn mạnh, có tiềm lực kinh tế, quốc phòng đứng đầu thế giới, lại phải kí vào bản hiệp định mang tầm quốc tế chính thức công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 59 - 63)