0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, thống nhất Tổ quốc và chủ quyền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975, LỚP 12 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 63 -64 )

của mình trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và rút quân về nước.

Như vậy trong lịch sử đấu tranh ngoại giao của dân tộc tộc ta từ năm 1945 đến năm 1975 được ghi nhận bằng Hiệp định sơ bộ, Hiệp định Giơnevơ và Hiệp định Pari, khi dạy về nội dung của 3 văn kiện đó GV cần khai thác để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, trong đó độc lập phải được thực hiện một cách triệt để theo nguyên tắc: Nước Việt Nam của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam, phải do nhân dân Việt Nam tự quyết định, không có sự can thiệp của nước ngoài. Qua đó giúp HS hiểu được nội dung cơ bản của mỗi văn kiện trên, đồng thời nhận thức được thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, là thắng lợi của sự kết hợp tuyệt vời giữa đấu tranh trên mặt trận quân sự với đấu tranh trên mặt trận ngoại giao để bảo vệ nền độc lập tự do hoàn toàn cho dân tộc.

Qua việc hướng dẫn HS tìm hiểu về nội dung của các văn kiện trên giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao để giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam nhưng cũng đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

2.2.4. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, thống nhất Tổ quốc và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. toàn vẹn lãnh thổ.

Độc lập dân tộc và thống nhất đất nước nhà là một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam, là con đường sống của nhân dân Việt Nam. Đó cũng là một quan điểm lớn của Hồ Chí Minh. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc không thể tách rời với thống nhất Tổ quốc. Thực dân Pháp trở lại xâm chiếm Nam Bộ, hòng tách Nam Bộ ra khỏi nước Việt Nam. Người khẳng định: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi". [39. Tr 4].

Tuyên bố với quốc dân sau khi đi Pháp về, Người nói một cách thống thiết:

"Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Tôi trân trọng hứa với đồng bào rằng: Với

quyết tâm của đồng bào, với quyết tâm của toàn thể nhân dân, Nam Bộ nhất định trở lại cùng thân ái chung trong lòng Tổ Quốc" [39.tr.4].

Độc lập và thống nhất của Tổ quốc là khát vọng và ý chí đấu tranh của Hồ Chí Minh và cả dân tộc Việt Nam. Người chấp nhận ký bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, hòa hoãn với Pháp để gạt quân Trung Hoa dân quốc và bọn tay sai ra khỏi nước ta đồng thời tranh thủ thời gian củng cố và phát triển lực lượng sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi hoàn toàn. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi nhưng do âm mưu phá hoại của Mĩ nên đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc với hoàn cảnh và chế độ khác nhau nên nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền khác nhau nhưng nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước trong giai đoạn từ 1954-1975 là chống Mĩ cứu nước để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc thống nhất đất nước đi lên xây dựng CNXH. Với tinh thần chiến đấu kiên cường, bền bỉ, không sợ hy sinh gian khổ trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, nhân dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn. Đất nước hoàn toàn độc lập, non sông thu về một dải.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975, LỚP 12 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 63 -64 )

×