0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Độc lập dân tộc gắn liền với tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975, LỚP 12 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 66 -66 )

Rút kinh nghiệm từ hạn chế, sai lầm của nhà Nguyễn và một số nước khác khi thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, không quan hệ với nước khác để bảo vệ nền độc lập, nhưng kết cục của chính sách đó là tự làm suy yếu mình. Chính vì vậy, theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế. Và bản thân Hồ Chí Minh đã làm hết sức mình để mở rộng quan hệ giữa Việt Nam với bè bạn quốc tế. Do đó độc lập ở đây với nghĩa là không lệ thuộc vào bên ngoài, là cân bằng được các mối quan hệ: quan hệ đối ngoại, quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ văn hóa…

Sau thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945, nước Việt Nam DCCH ra đời tuy nhiên chưa có nước nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sức củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng nền móng chế độ mới. Khi thực dân Pháp quyết tâm cướp đất nước ta một lần nữa, ngày 19/12/1946 cuộc kháng chiến toàn quốc chống

Pháp bùng nổ. Đây là cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện được tiến hành trên tất cả các mặt trận quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

Trên mặt trận ngoại giao Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với TW Đảng, Chính phủ rất chú trọng đến những chính sách hoạt động ngoại giao để tuyên truyền tố cáo về những hành động, tội ác của Pháp khi trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2 để nói lên tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân ta và kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

+ Ngày 14/1/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước. Người cũng đã sang thăm Liên Xô để thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Kết quả từ tháng 1/1950 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và các nước XHCN khác lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, ủng hộ và giúp đỡ to lớn cả về nhân lực vật lực cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam

+ Ngày 11/3/1951 đã diễn ra Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương đã thành lập Liên minh Việt-Miên-Lào để tăng cường sự đoàn kết chống Pháp của 3 nước Đông Dương.

Sự giúp đỡ, ủng hộ của các nước XHCN, của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

- Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, với âm mưu xâm lược và phá hoại hiệp định Giơnevơ của Mĩ, đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Trong hoàn cảnh mới, nhiệm vụ cách mạng miền Bắc là hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang cách mạng XHCN, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy nhau phát triển. Đồng thời hai miền cùng có chung một nhiệm vụ là cùng chống đế quốc Mĩ cứu nước. Trong thời kì này công tác ngoại giao cũng được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú trọng để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Đảng, Chính phủ, đẩy mạnh tuyên truyền để

tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam. Qua đó ta không chỉ có được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta mà vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế : 6/6/1969 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, ngay sau khi thành lập dù mới là lâm thời nhưng đã có 24 nước công nhận và 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.

Trong chương trình Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975 có nhiều nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cần khai thác để giáo dục cho HS. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả vần đề trên thì GV cần phải sử dụng kết hợp các biện pháp giáo dục trong tiết học ở trên lớp một cách linh hoạt và phù hợp. Sau đây chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp cụ thể như sau.

2.3. Các biện pháp giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 trung học phổ thông (Chƣơng trình chuẩn) ở trên lớp.

2.3.1. Những yêu cầu khi lựa chọn biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).

2.3.1.1. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam phải góp phần đáp ứng mục tiêu dạy học.

Mục tiêu dạy học ở trường THPT nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng phải cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng cơ bản, qua đó góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS. Do đó trong dạy học, việc xác định mục đích, yêu cầu bài học là nhân tố đảm bảo cho sự thành công của một giờ học. Trên cơ sở đó để giáo viên khai thác nội dung, sử dụng biện pháp và cách thức tổ chức giờ học cho hiệu quả nhất.

Để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ 1945-1975 nói riêng đạt hiệu quả, trước hết GV phải xác định mục tiêu, nội dung của bài học, của tư

tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cần giáo dục cho HS giai đoạn này. Trên cơ sở đó GV tiến hành lựa chọn biện pháp sư phạm thích hợp cho từng nội dung, từng bài cụ thể nhằm hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích đánh giá sự kiện lịch sử và nội dung tư tưởng về độc lập dân tộc có liên quan.

Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử Việt Nam nhằm giúp các em hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc, đặc biệt còn phải góp phần phát triển tư duy cho HS như phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh đánh giá và phát triển các năng lực khác như: tri giác, quan sát, miêu tả, hình dung, tưởng tượng, năng lực hành động vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Tập dượt cho HS phương pháp nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó giáo dục cho HS lý tưởng cách mạng, thái độ, tình cảm, niềm tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Bác, thấy được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.

Vì vậy, để đáp ứng mục tiêu dạy học Lịch sử nói chung, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT nói riêng, GV cần xác định rõ mục đích, lựa chọn biện pháp, biện pháp giáo dục qua đó nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

2.3.1.2. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam phải làm nổi bật kiến thức cơ bản của từng bài, giúp HS nắm vững kiến thức Lịch sử.

Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 cũng chính là lịch sử của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. Thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, Mĩ để bảo vệ nền độc lập dân tộc chính là những sự kiện chân thực, sinh động về nhân vật lịch sử, địa danh, nguồn tư liệu phong phú về tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Hồ Chủ Tịch.

Để HS nắm vững kiến thức cơ bản của bài học, GV phải xác định được kiến thức trọng tâm của bài, qua đó xác định nội dung tiêu biểu của bài thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT cần giáo dục cho

HS, gây hứng thú, tạo ấn tượng sâu sắc cho HS, giúp các em nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức, rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, xử dụng tài liệu…cho các em. Bồi dưỡng các em lòng biết ơn, thái độ khâm phục tinh thần chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của cha anh, giáo dục niềm tin và sự trung thành với lý tưởng cách mạng có thái độ học tập đúng đắn, sống có lý tưởng hoài bão, từ đó nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ ĐLDT.

2.3.1.3. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam phải góp phần phát huy tính chủ động, tích cực trong nhận thức của học sinh.

Các nhà lý luận, sư phạm lịch sử đều khẳng định ưu thế phát triển tư duy độc lập nhận thức của HS trong học tập bộ môn: « Phát triển tính tích cực, chủ động, độc lập trong nhận thức đặc biệt trong tư duy là phương tiện tốt để hình thành kiến thức, gợi dậy những xúc cảm lịch sử, kích thích hứng thú học tập, tạo cơ sở để giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm HS ….góp phần phát huy các năng lực nhận thức, năng lực thực hành, kĩ năng, kĩ xảo của HS nói chung và rèn luyện các thao tác cũng như chất lượng của tư duy nói riêng » [4.tr 69]

Vì vậy khi giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975 nói riêng ở THPT, phải đảm bảo phát huy vai trò của phương tiện trực quan nhằm thúc đẩy HS tự giác, phát huy tính chủ động, tích cực tìm tòi, lĩnh hội tri thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô. Tuy nhiên để có hiệu quả cần phải thực hiện một số nguyên tắc nhất định với bài học :

Trước hết GV vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề và tạo ra nhiều các tình huống có vấn đề, thường biểu hiện dưới dạng câu hỏi « tại sao như vậy ? »,.., tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, khi tiến hành bài học, ra bài tập về nhà, yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

2.3.1.4. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975, lớp 12, THPT phải kết hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt với các biện pháp dạy học khác.

Để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử đạt hiệu quả tốt, có nhiều biện pháp sư phạm khác nhau được sử dụng trong quá trình dạy học. Trong thực tế không có hình thức hay biện pháp nào là « vạn năng », duy nhất mà các biện pháp sư phạm thường kết hợp, đan xen, hỗ trợ, tạo thành một hệ thống phương pháp liên hoàn. Tuy nhiên muốn đạt được mục tiêu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho học sinh là không chỉ giúp cho người học nắm chắc, hiểu sâu kiến thức kiến thức Lịch sử mà còn bồi dưỡng cho học sinh tinh thần yêu nước, giáo dục lòng kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đó hình thành được cho người học tư tưởng, thái độ, hành vi đúng đắn với bản thân, gia đình và quê hương, thì chúng ta phải kết hợp sử dụng hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học mới đem lại hiệu quả. Không có một phương pháp, biện pháp dạy học nào được sử dụng duy nhất trong một bài học, một chương hay một khóa trình dạy học. Dạy học nói chung hay dạy học Lịch sử nói riêng hiện nay không chỉ nhằm thực hiện chuẩn kiến thức hay chuẩn kĩ năng mà còn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. sử dụng nhuần nhuyễn và kết hợp linh hoạt các phương pháp, biện pháp dạy học khác nhau như: sử dụng lời nói sinh động hấp dẫn với trao đổi thảo luận, sử dụng các loại phương tiện trực quan,(truyền thống và hiện đại) qua đó giúp HS chủ động tìm tòi, lĩnh hội kiến thức cơ bản của Lịch sử Việt Nam cũng như nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc giai đoạn nàynhằm nâng cao hiệu quả bài học.

2.3.2 Các biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975, lớp 12 (Chương trình chuẩn) ở trên lớp. học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975, lớp 12 (Chương trình chuẩn) ở trên lớp.

Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn và căn cứ vào nội dung chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945 đến 1975, chúng tôi đề xuất một

số biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc qua hình thức bài học nội khóa ở trên lớp.

2.3.2.1. Khai thác triệt để những nội dung Lịch sử có khả năng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho học sinh.

Muốn dạy tốt phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho HS đạt kết quả cao nhất GV cần khai thác triệt để những sự kiện, hiện tượng lịch sử có khả năng giáo dục. Muốn làm được điều này GV cần nắm vững nội dung chương trình, SGK để phân biệt được sự kiện thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh hay sự kiện liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT để tìm phương pháp giáo dục thích hợp.

Thứ nhất : Khai thác những sự kiện, tài liệu thể hiện trực tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.(Văn kiện Đảng; Lời kêu gọi của Đảng, của Bác; Hồi kí; Những mẩu chuyện về Bác; Hiệp định …)

Khi tiến hành khai thác GV tiến hành theo 3 bước như sau:

Bước 1: Xác định tài liệu khai thác là tài liệu nào? Phục vụ vào dạy học mục nào? Bài nào?

Bước 2: GV lựa chọn phương pháp hướng dẫn HS khai thác tài liệu, sự kiện.

Bước 3: Tổ chức thực hiện

Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp

Trong khóa trình Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT, chúng ta có thể khai thác được nhiều tài liệu gốc trực tiếp thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc để giáo dục cho HS: Thư gửi đồng bào Nam Bộ (26/9/1945) của Hồ Chủ Tịch để khích lệ, động viên nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược lần thứ 2; Hiệp định sơ bộ (6/3/1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thức dân Pháp (19/12/1946); Hiệp định Giơnevơ (1954); Lời kêu gọi kháng chiến (17/7/1966); Hiệp định Pari v.v.

Ví dụ1, Bài 18, Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (chương trình chuẩn)

Bước 1: Mục I, ý 2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. Khai thác tài liệu gốc: Bức hình trong SGK chụp lại bút tích của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là bản toàn văn do Người soạn thảo ngày 19/12/1946 tại Hang Trầm- huyện Chương Mĩ- Hà Tây. [5. Tr 121]

Bước 2: Khai thác tư liệu kết hợp với trao đổi thảo luận:

GV cho HS đọc văn kiện (nghe băng ghi âm) nội dung Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của Văn kiện trên.

? Nêu nội dung cơ bản của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?

? Em có suy nghĩ gì khi đọc toàn văn Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?

Sau khi HS trao đổi, phát biểu, GV bổ sung, chốt ý.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975, LỚP 12 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 66 -66 )

×