Tình hình phát triển nuôi tôm nớc lợ của Tỉnh và vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh quảng bình (Trang 64 - 67)

3. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu

3.3.2Tình hình phát triển nuôi tôm nớc lợ của Tỉnh và vùng nghiên cứu

trong giai đoạn 1999-2001

Số liệu từ bảng 3.3.2 và biểu đồ tại phụ lục 1 cho thấy:

Qui mô về diện tích nuôi tôm nớc lợ năm 2001 đạt 748 ha và chiếm tỷ lệ cao (46%) so với tổng số diện tích nuôi trồng toàn tỉnh (1.643 ha). Diện tích nuôi tôm năm 2000 và năm 2001 đều cao hơn năm 1999. Mặc dù năm 2001 so với năm 2000 diện tích nuôi toàn tỉnh có giảm xuống 24 ha do một số diện tích nuôi ở địa bàn thị xã Đồng Hới, huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh bị chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Nhng nhìn chung, xu thế tăng về diện tích nuôi qua các năm vẫn rất rõ nét với tốc độ tăng bình quân là 7%/ năm.

Riêng địa bàn huyện Quảng Trạch, việc mở rộng diện tích nuôi tôm tăng nhanh, bình quân tăng 16% một năm. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng không đồng đều về diện tích giữa các vùng là điều kiện về đầu t chiều sâu khác nhau, tiềm năng về diện tích cha khai thác khác nhau. Vùng thị xã Đồng Hới, diện tích nuôi tôm bị ảnh hởng mạnh do giá trị thị trờng về đất đai cao làm cho nhiều hộ nông dân cắt

diện tích nuôi tôm chuyển sang sử dụng vào mục đích khác hoặc bán kiếm lời. Ng- ời nuôi tôm ở Đồng Hới quan tâm đầu t thâm canh hơn là việc mở rộng diện tích. Vùng Quảng Trạch, tiềm năng về mặt nớc còn nhiều trong khi nguồn lực đầu t lại có hạn nên việc mở rộng diện tích để nuôi quảng canh vẫn rất đợc chú ý.

Vấn đề đáng nói nhất về tình hình phát triển nuôi tôm ở Quảng Bình trong giai đoạn vừa qua là tốc độ phát triển về năng suất và sản lợng tôm nuôi.

- Về năng suất: Năng suất bình quân toàn tỉnh năm 1999 từ mức 2,49 (tạ/ha) tăng lên 2,67 (tạ/ha) năm 2000 và 3,62 (tạ/ha) vào năm 2001. Với tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt 36%/ năm ( Đồ thị - Phụ lục 2) . Với sự gia tăng vững chắc về năng suất nuôi cho thấy xu thế nuôi tôm của tỉnh Quảng Bình đang chuyển mạnh sang hớng đầu t thâm canh: Từ hình thức quảng canh sang quảng canh cải tiến đến bán thâm canh, và nuôi công nghiệp.

- Về sản lợng: Năm 1999 toàn tỉnh chỉ mới sản xuất đạt 162 tấn tăng lên 206 tấn năm 2000 và đạt 271 tấn vào năm 2001, với tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 29% (Biểu đồ - phụ lục 3). Mặc dù, giá trị tuyệt đối về sản lợng tôm nuôi của tỉnh là cha lớn do việc phát triển nghề nuôi tôm chỉ mới gia tăng vào những năm gần đây nhng với xu thế đó có thể dự báo về tình hình phát triển loại hình thuỷ sản này là rất khả quan, phù hợp với điều kiện của từng địa phơng và chứng tỏ đợc h- ớng đi đúng trong phát triển kinh tế xã hội của các vùng đầm phá đầy tiềm năng.

Kết quả phân tích nói trên cho thấy ở tỉnh Quảng Bình xu thế biến động của nghề nuôi tôm phát triển và tăng trởng trên cả ba mặt: Diện tích, năng suất và sản lợng. Nếu so sánh với tình hình phát triển nuôi tôm và các địa phơng lân cận nh Thừa Thiên Huế thì Quảng Bình có tốc độ chậm hơn, qui mô phát triển thấp hơn do tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều u thế hơn trong phát triển nuôi tôm. Ba năm trở lại đây, tốc độ mở rộng diện tích nuôi tôm bình quân ở Thừa Thiên Huế đạt ở mức 44% hàng năm, từ 1.462 ha năm 1999 tăng lên 3.016 ha năm

Bảng: 3.3.2

Tình hình phát triển nuôi tôm nớc lợ

của cả tỉnh và vùng nghiên cứu trong thời kỳ 1999-2001

Số liệu qua các năm Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu ĐVT Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001

Số tuyệt đối ( %) Số tuyệt đối ( %) Số tuyệt đối ( %) 2000/99 2001/00 BQ

I. Diện tích ( ha)

- Toàn tỉnh 650 100,0 772 100,0 748 100,0 1,19 0,97 1,07 - Đồng hới 147 22,6 147 19,0 143 19,1 1,00 0,97 0,99 - Quảng Trạch 308 47,4 413 53,5 418 55,9 1,34 1,01 1,16

II, Năng suất ( tạ/ha)

- Toàn tỉnh 2,49 2,67 3,62 1,07 1,36 1,21 - Đồng hới 2,86 4,15 6,71 1,45 1,62 1,53 - Quảng Trạch 2,4 2,0 3,2 0,83 1,61 1,15 III Sản lợng ( tấn) - Toàn tỉnh 162 100,0 206 100,0 271 100,0 1,27 1,32 1,29 - Đồng hới 42 25,9 61 29,6 96 35,4 1,45 1,57 1,51 - Quảng Trạch 73 45,1 81 39,3 132 48,7 1,11 1,63 1,34

2001, sản lợng tăng từ 365 tấn năm 1999 lên 1697 tấn năm 2001 với mức tăng sản lợng bình quân 2,16 lần/ năm, năng suất tăng trởng bình quân hàng năm 1,5 lần [Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2001, 142]. Nh vậy, xu thế phát triển về nuôi tôm ở tỉnh Quảng Bình phù hợp với xu hớng chung của các địa phơng.

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh quảng bình (Trang 64 - 67)