Tình hình cho vay để phát triển SXNN nói chung

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh quảng bình (Trang 54 - 57)

3. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu

3.2.1 Tình hình cho vay để phát triển SXNN nói chung

Dựa vào nguồn số liệu thu thập từ Ngân hàng nhà nớc và một số tổ chức tín dụng đợc tổng hợp trên biểu 3.2.1B; 3.2.1C (tại phụ lục 7, phụ lục 8). Ta thấy hoạt động cho vay đầu t và tiêu dùng cho ngành nông nghiệp nói chung phát triển với mức độ khá ổn định .

Năm 1999 tổng doanh số cho vay ngành nông nghiệp của 4 TCTD nghiên cứu chỉ đạt mức 187,070 tỷ đồng, tăng lên 214,997 tỷ vào năm 2000 và 232,101 tỷ đồng năm 2001. Nh vậy trung bình mỗi năm các TCTD nói trên huy động từ các nguồn vốn khác nhau để tăng doanh số cho vay tơng đơng với khoảng 25 tỷ mỗi năm và đạt tốc độ tăng bình quân 11,39%/ năm. Trong đó, chủ lực cho vay đầu t ngành nông nghiệp phải kể đến là Ngân hàng NNo&PTNT(chiếm hơn 50% thị phần), Ngân hàng ĐTPT (hơn 30% thị phần) còn lại là NHNg và các QTDND. Đến tại thời điểm cuối năm 2001, tổng số d nợ vay đầu t và tiêu dùng ngành nông nghiệp của các TCTD nói trên đạt ở con số 383,180 tỷ đồng, trong đó d nợ của Ngân hàng NNo&PTNT là 202,568 tỷ, Ngân hàng ĐTPT 132 tỷ, QTDND 24,364 tỷ và Ngân hàng NNg là 23,679 tỷ.

So sánh tốc độ tăng trởng của d nợ vay qua các năm thấy rằng: mặc dù d nợ năm sau cao hơn năm trớc nhng tốc độ tăng d nợ bình quân (9,58%/ năm) vẫn thấp hơn tốc độ tăng doanh số cho vay (11,39%/năm). Điều này cho thấy, nhu cầu về vốn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn càng ngày càng cao, khả năng tiếp nhận vốn vay của các thể nhân kinh doanh ngành nông nghiệp ngày càng lớn và đặc biệt có thể tin cậy vào khả năng hoàn trả vốn vay.

Theo quan điểm của ngời cho vay thì khả năng hoàn trả vốn vay đợc đánh giá trên cơ sở hiệu quả đầu t từ nguồn vốn vay. Khả năng hoàn trả vốn vay cao khi vốn vay đầu t có hiệu quả và ngợc lại. Vì vậy, với những chỉ số đã nêu trên ta có thể đa đến một nhận xét mang tính dự báo trong những năm tới về mức độ hấp thụ vốn vay và hiệu quả đầu t cho nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là rất khả quan. Trong những năm tới, việc đáp ứng vốn cho vay thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đứng hàng đầu vẫn là NHNNo&PTNT, NHĐTPT. Tuy nhiên các QTDND, NHNg có doanh số và d nợ vay trong ba năm qua ở mức khiêm tốn nhng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì xét về khía cạnh xã hội và xoá đói giảm nghèo thì số lợng các đối tợng tham gia vay vốn của các QTDND và NHNg cao gấp 4-5 lần NHĐTPT.

Bàn về vấn đề lãi suất cho vay đợc cập nhật tại bảng biên độ lãi suất 3.2.1A thấy rằng: Ngoại trừ một điểm chung giống nhau giữa các TCTD là lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay dài hạn, có thể thấy mức lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng khác nhau và thay đổi theo từng thời kỳ. Tại cùng một thời kỳ thì mức lãi suất của NHNg thấp nhất, kế đến NHĐTPT, NHNNo và cao nhất là QTDND. Sở dĩ có sự khác nhau về biên độ giao động lãi suất cho vay giữa các TCTD là do chính sách cho vay giữa các TCTD khác nhau, nguồn vốn huy động cho vay khác nhau, đối tợng phục vụ khác nhau v.v..

Ngân hàng Ngời nghèo có mức lãi suất cho vay thấp nhất vì TCTD này hoạt động cho vay theo kiểu tín dụng chính sách. Nguồn vốn cho vay đợc Chính phủ uỷ thác và hoạt động cho vay với mục đích hỗ trợ ngời nghèo. Ngân hàng ĐTPT cho vay (nông nghiệp) từ nhiều nguồn khác nhau, nhng do có nguồn vốn tự có lớn và hoạt động mang tính thơng mại kết hợp với đối tợng chủ yếu là các doanh nghiệp có món vay lớn, chi phí cho vay thấp nên đã áp dụng khung lãi suất cạnh tranh. Các QTDND tổ chức hoạt động cho vay trên cơ sở huy động nguồn vốn nhàn rổi trong dân c nông nghiệp là chủ yếu, với qui mô các QTDND thờng nhỏ, chi phí huy động và cho vay lớn nên lãi suất cho vay cao. NHNNo&PTNT có mức lãi suất tơng đối cao do đối tợng phục vụ chủ yếu là các thể nhân thuộc ngành nông nghiệp và chịu sự chi phối rõ nét bởi các đặc điểm của hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nh đã đề cập ở phần chơng 1 mục 1.3

Bảng:3.2.1A

L i suất cho vay Sản xuất nông nghiệp & NTTS ã

thời kỳ 1999-2001

Chỉ tiêu Biên độ giao động lãi suất (%)

1999 2000 2001

- Ngân hàng NNo&PTNT

+ Cho vay ngắn hạn 0,85 - 1 0,875 - 1,025 0,85 - 1 + Cho vay trung, dài hạn 0,80.1,05 0,925-1,100 0,80.1,05 + Cho vay địa bàn nông thôn 1-1,05 1-1,05 1-1,05

- Ngân hàng NNg

+ Cho vay trung, dài hạn 0,65- 0,7 0,65- 0,7 0,65- 0,7 + Cho vay địa bàn nông thôn 0,60-0,70 0,60-0,70 0,60-0,70

- Quỷ tính dụng ND

+ Cho vay ngắn hạn 1,000-1,250 1,000-1,250 1,025-1,050 + Cho vay trung, dài hạn 1,025 - 1,100 1,050 - 1,150 1,10 - 1,200 + Cho vay địa bàn nông thôn

- Ngân hàng ĐTPT

+ Cho vay ngắn hạn 0,75- 0,85 0,75- 0,85 0,75- 0,85 + Cho vay trung, dài hạn 0,75- 0,85 0,75- 0,85 0,75- 0,85 + Cho vay địa bàn nông thôn

Nguồn : Ngân hàng Nhà nớc, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh quảng bình (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w