Phơng pháp điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh quảng bình (Trang 47 - 49)

3. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu

2.2.2 Phơng pháp điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu

Quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng hệ thống các phơng pháp thống kê kinh tế để tiến hành các hoạt động điều tra thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích số liệu 1 cách khoa học nhằm đánh giá tình hình, phân tích các mối liên hệ, tìm các giải pháp sơ bộ cho quá trình nghiên cứu.

Chọn điểm nghiên cứu : Để thực hiện mục đích nghiên cứu, chúng tôi chọn vùng nghiên cứu là hai huyện có diện tích nuôi tôm lớn nhất là huyện Quảng Trạch và thị xã Đồng Hới. Trong số 41 xã, phờng của hai huyện nói trên chọn 6 xã phờng có qui mô diện tích nuôi tôm điển hình của vùng là các xã Quảng Hoà, Quảng Thuận, thị trấn Ba Đồn của huyện Quảng Trạch, xã Đức Ninh, Phờng Phú Hải và Đồng Phú thuộc thị xã Đồng Hới. Những xã phờng này trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh về nghề nuôi tôm nớc lợ trên cả 3 mặt: Diện tích; năng suất và sản lợng. Đặc biệt tiềm năng về đất đai đầm phá có khả năng phát triển NTTS cha khai thác còn nhiều. Trong 6 xã phờng trên chúng tôi sử dụng phơng pháp điển hình phân loại theo tỷ lệ để chọn và tiến hành điêù tra phỏng vấn 77 hộ nuôi tôm phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Phơng pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp : Khi nghiên cứu các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tình hình sản xuất NTTS và tình hình cho vay nói chung, chúng tôi dựa vào các tài liệu đã đợc công bố nh Niên giám thống kê của Cục thống kê Tỉnh Quảng Bình, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan chuyên ngành và các cấp chính quyền nh: UBND tỉnh, Phòng NN&PTNT huyện, Sở NN&PTNT, Sở Thuỷ Sản, các Ngân

hàng tỉnh, các Chi nhánh Ngân hàng huyện, các quĩ tín dụng nhân dân, trong các năm 1999; 2000; 2001. Ngoài ra các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giã công bố trên các sách báo, tạp chí chuyên ngành Thuỷ sản, Tài chính, Tín dụng, Ngân hàng đợc sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo quí giá và đã đợc kế thừa một cách hợp lý trong luận văn.

- Số liệu sơ cấp: Để có đợc số liệu sơ cấp, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các hộ nuôi tôm đợc lựa chọn trong địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu về tình hình nuôi tôm và vay vốn theo nội dung các phiếu điều tra đợc chuẩn bị sẳn. Đồng thời kết hợp trao đổi và thảo luận về các vấn đề có liên quan đến nội dung và mục đích nghiên cứu cũng nh kết hợp quan sát tình hình và kết quả thực tế hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tại địa phơng. Thực hiện đúng theo kế hoạch dự kiến, chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn 77 hộ nuôi trồng thuỷ sản và thu thập đầy đủ các thông tin liên quan phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Tổng hợp tài liệu

Việc tổng hợp tài liệu đợc tiến hành bằng phơng pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau nh vùng sản xuất, qui mô diện tích, năng suất, sản lợng nuôi trồng, mức vốn vay v.v... thông qua các tiện ích của phần mềm tin học EXCEL5.0 nh SORT; FILTER. Trong đó, nghiên cứu xu thế phát triển về qui mô, kết quả và hiệu quả nuôi tôm theo mức vốn vay là hớng chủ đạo đợc thể hiện rõ nét trong qúa trình thực hiện mục tiêu đề ra.

Phân tích tài liệu

Trên cơ sở các tài liệu đã đợc tổng hợp, vận dụng các phơng pháp số tơng đối, số tuyệt đối, số bình quân, phơng pháp dãy số theo thời gian, phơng pháp so sánh, liên hệ và phân tích để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố về qui mô diện tích, kết quả và hiệu quả nuôi tôm đối với các yếu tố của đầu vào trong quá trình sản xuất, đặc biệt đợc chú trọng trong phân tích liên hệ là yếu tố vốn sản xuất và vốn vay. Ngoài ra các phơng pháp nói trên còn đợc sử dụng để phân tích tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đáp ứng đợc mục đích nghiên cứu đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh quảng bình (Trang 47 - 49)