Tình hình sử dụng đất đai, mặt nớc ao hồ

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh quảng bình (Trang 41 - 47)

3. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu

2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai, mặt nớc ao hồ

Có tổng diện tích tự nhiên là 805.186 ha phần lớn là đất rừng và đồi núi. Diện tích đất canh tác hiện nay của toàn tỉnh có 65.716 ha bằng 8,16% tổng diện tích tự nhiên. Tài nguyên đất đai nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình cha đợc đầu t khai thác còn rất lớn. Đặc biệt diện tích đất sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản tính cho toàn tỉnh hiện nay chỉ mới đạt 1.643 ha chiếm 10,9 % diện tích đất có khả năng NTTS. Đối với vùng nghiên cứu thì tỷ lệ nói trên cũng đạt ở mức tơng đơng (11,05%) trong đó ở địa bàn Đồng Hới tỷ lệ này khá cao 33,99 % còn Quảng Trạch thì thấp hơn, chỉ chiếm 8,18 %. Phân tích tình hình khai thác mặt nớc ao hồ nuôi tôm cho thấy cơ cấu diện tích dành cho nuôi tôm đều đạt ở mức cao trong toàn tỉnh và vùng nghiên cứu. Toàn tỉnh, diện tích nuôi tôm chiếm 45,53 % diện tích NTTS, Thị xã Đồng Hới 48,81%, Huyện Quảng Trạch 75,67 %. Các chỉ số kết cấu này cho phép đánh giá mức độ và vị trí của nghề nuôi tôm trong hoạt động NTTS ở Quảng Bình. Có thể nói rằng phần lớn diện tích NTTS ở Quảng Bình là dành cho nuôi tôm.

Cũng từ kết quả của bảng số liệu 2.1.2.1 cho thấy tiềm năng về diện tích có thể phát triển nuôi tôm còn rất lớn. Hiện nay tỷ lệ diện tích nuôi tôm toàn tỉnh chỉ mới chiếm 5,28 %, Đồng Hới chiếm 20,08%, Quảng Trạch chiếm 6,31% so với diện tích có khả năng phát triển NTTS. Mặt khác do phần lớn diện tích có khả năng NTTS còn lại cha có điều kiện khai thác chủ yếu là các diện tích mặt nớc mặn hoặc lợ, rất có điều kiện để phát triển nuôi tôm. Tập trung chủ yếu ở các huyện Quảng Trạch (Quảng Thuận, Quảng Phúc, Quảng Hoà, Quảng Hải, Quảng Văn, Quảng Phong, thị trấn Ba Đồn v.v.), huyện Bố Trạch (Phú Trạch, Mỹ Trạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch, Thanh Trạch v.v) và một số diện tích của thị xã Đồng Hới, huyện Quảng Ninh. Phần lớn các diện tích tiềm năng nói trên có đặc điểm về chất đất, chế độ thuỷ triều, nồng độ muối và các thành phần hoá lý khác của nớc có thể đáp ứng tốt điều kiện sinh trởng và phát triển của các các giống tôm có năng suất cao và giá trị thơng phẩm lớn. Điều này sẽ đảm bảo về một triển vọng lớn cho sự phát triển của nghề nuôi tôm ở Quảng Bình trong nhiều năm tiếp theo.

Bảng:2.1.2.1

Tình hình sử dụng đất Nông nghiệp và NTTS của tỉnh và vùng nghiên cứu trong năm 2001

Vùng nghiên cứu

Chỉ tiêu ĐVT Toàn tỉnh Toàn vùng Đồng hới Quảng trạch

1. Số tuyệt đối ( ha)

+ Diện tích tự nhiên 805.186 76.800 15.600 61.200

- Diện tích đất NN 65.716 20.508 4.878 15.630 - Diện tích đất có khả năng NTTS 15.068 7.747 862 6.885 - Diện tích đang NTTS 1.643 856 293 563 + Diện tích nuôi tôm nớc lợ 748 569 143 426

2. Cơ cấu sử dụng đất (%) - Tỷ trọng DT đất NN/ đất tự nhiên 8,16 26,70 31,27 25,54 - Tỷ trọng DT đất NTTS/ đất NN 2,50 4,17 6,01 3,60 - Tỷ trọng DT đất NTTS/ đất có KNNTTS 10,90 11,05 33,99 8,18 - Tỷ trọng DT nuôi tôm/ NTTS 45,53 66,47 48,81 75,67 - Tỷ trọng DT nuôi tôm/ Có KN NTTS 4,96 7,34 16,59 6,19

2.1.2.2 Tình hình dân số, lao động

Tỉnh Quảng Bình có 7 huyện thị với148 xã phờng trong đó có 5 huyện giáp biển. Tổng dân số toàn tỉnh là 809.619 ngời trong đó có 707.637 nhân khẩu sống bằng nghề nông nghiệp, chiếm 87,37 %. Trong vùng nghiên cứu, tỷ lệ nhân khẩu nông nghiệp có thấp hơn bình quân chung nhng nói chung vẫn ở mức cao (79,27%). Nh vậy toàn tỉnh nói chung hay cá biệt vùng nghiên cứu nói riêng thì nghề nông vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của địa phơng. Kết quả tổng hợp tình hình dân số, lao động ở bảng 2.1.2.2 cho thấy tỷ lệ lực lợng lao động chiếm 48,09 % (gần 1/2) so với dân số cho phép đánh giá tiềm năng nguồn lực lao động của địa phơng rất dồi dào. Với 281.414 lao động nông nghiệp trên tổng số 389.380 lao động toàn tỉnh (72,27%) cũng cho thấy lực lợng lao động trong nông nghiệp vẫn còn rất lớn. Mặc dù dới tác động của nền kinh tế thị trờng, lao động đã đợc điều chuyển một cách linh hoạt giữa các ngành kinh tế. Xu hớng chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác là xu h- ớng tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Quá trình điều chuyển này đã hạ thấp tỷ lệ lao động trong nông nghiệp xuống 15,1% so với tỷ lệ nhân khẩu nông nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải hoạch định các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích việc chuyển dịch cơ cấu giữa lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế quốc dân khác một cách nhanh hơn mà trong đó chuyển lực lợng lao động từ chăn nuôi, trồng trọt sang nuôi trồng thuỷ sản là một chính sách cần quan tâm thoả đáng. Bởi vì NTTS cho phép khai thác các diện tích SXNN kém hiệu quả để tạo ra một lợng lớn sản phẩm hàng hoá phục vụ xuất khẩu với hiệu quả kinh tế rất cao. Theo số liệu thống kê, hiện nay lực lợng lao động trong ngành thuỷ sản (Bao gồm cả đánh bắt, chế biến và nuôi trồng) đang ở mức thấp (5,26%) so với nguồn lực lao động cả tỉnh. Nhng tỷ lệ lao động tham gia nuôi trồng thuỷ sản lại chiếm tỷ lệ 41,76% so với toàn bộ lao động hoạt động trong ngành thuỷ sản. Với một nghề đợc coi là mới đợc hình thành, NTTS đã chứng tỏ đợc vị thế của mình trong ngành sản xuất và chế biến thuỷ hải sản.

Bảng:2.1.2.2

Tình hình dân số, lao động của cả tỉnh và vùng nghiên cứu trong năm 2001

Vùng nghiên cứu

Chỉ tiêu Đơn vị tính Toàn tỉnh Toàn vùng Đồng hới Quảng trạch

+ Tổng dân số (Ngời) 809.619 291.017 95.419 195.598 - Nhân khẩu Nông nghiệp 707.367 230.685 42.477 188.208

+ Mật độ dân số Ngời/Km2 100 379 611 319

+ Tổng số lao động (Ngời) 389.380 141.649 47.073 94.576 - Lao động nông nghiệp 281.414 97.937 12.412 85.525 - Lao động trong ngành TS 20.500 9.414 2.560 6.854 - Lao động NTTS 8.560 4.194 1.206 2.988 - Lao động đánh bắt TS 11.940 5.220 1.354 3.866 + Tỷ trọng (%) - Tỷ trọng nhân khẩu NN/ DSố 87,37 79,27 44,52 96,22 - Tỷ trọng lao động/ dân số 48,09 48,67 49,33 48,35 - Tỷ trọng lao động NN/ Tổng LĐ 72,27 69,14 26,37 90,43 - Tỷ trọng lao động ngành TS/ TLĐ 5,26 6,65 5,44 7,25 - Tỷ trọng LĐ Nuôi trồng/ LĐ ngành TS 41,76 44,55 47,11 43,59

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Quảng Bình là tỉnh có lợi thế về giao thông đờng bộ, đờng sắt, đờng biển và đ- ờng sông: Ga liên vận đờng sắt nằm ngay trung tâm đô thị, 3 trục quốc lộ 1A; 15A; 12B xuyên suốt chiều dài của tỉnh cùng với mạng lới giao thông nông thôn khá phát triển. Hệ thống sông ngòi tuy ngắn và dốc nhng cũng đảm bảo cho hoạt động lu thông hàng hoá giữa các vùng đồng bằng và các thị tứ miền núi. Lợi thế về giao thông có thể cho phép Quảng Bình thuận lợi trong phát triển kinh tế nói chung hay NTTS nói riêng. Đối với ngành thuỷ sản, lợi thế về giao thông tạo điều kiện để mở rộng đợc giao lu hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm đợc dễ dàng, đảm bảo cung ứng kịp thời vật t, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sản xuất và chế biến. Ngoài những cơ sở hạ tầng phục vụ tổng hợp các ngành kinh tế và đời sống dân sinh nh : Bu chính viễn thông, Điện lực, Ngân hàng, Y tế, Giáo dục v.v đã về đến tận các thôn bản. Một số các cơ sở hạ tầng chuyên ngành cho thuỷ sản cũng đã đợc đầu t xây dựng khá đầy đủ nh : Các nhà máy chế biến thuỷ hải sản đông lạnh, các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản và mạng lới cung ứng dịch vụ vật t, thức ăn, con giống v.v. Trong những năm gần đây, ở Quảng Bình, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, nhiều trị trấn thị tứ và các khu công nghiệp đợc hình thành. Các cơ sở dịch vụ du lịch ngày càng phát triển thu hút khách thập phơng đến tham quan động Phong Nha và nghỉ mát ở bãi biển Nhật Lệ cũng tạo nên một lợng cầu đáng kể cho việc tiêu thụ sản phẩm thuỷ đặc sản.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng khá thuận lợi cho việc phát triển NTTS nói chung hay nuôi tôm nớc lợ nói riêng. Chỉ có một vấn đề về thuỷ lợi cần chú trọng đầu t thêm, bởi vì từ trớc đến nay qui hoạch về thuỷ lợi chỉ mới chú ý đến phục vụ sản xuất nông nghiệp, cha chú ý đến qui hoạch thuỷ lợi cho NTTS. Do vậy tình trạng chung hiện nay là thuận đâu nuôi đấy. Đây cũng là một nguyên nhân lý giải tại sao tỷ lệ diện tích NTTS chỉ mới đạt 10,9 %.

2.2 Phơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh quảng bình (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w