Vị trí địa lý, địa hình

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh quảng bình (Trang 39 - 41)

3. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu

2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Tỉnh Quảng Bình thuộc khu vực Bắc Trung bộ, là phần giải đất hẹp nhất của miền trung và cũng là nơi hẹp nhất đất nớc, nơi giao thoa các đặc thù lãnh thỗ miền Bắc và miền Nam. Địa giới hành chính đợc giới hạn bởi toạ độ địa lý là 1205'20 đến 1806' vĩ độ bắc; 1050 37' đến 1060 33'30 độ kinh đông [15] với diện tích tự nhiên 8.052 km2 [27]. Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị và phía đông giáp biển đông. Quảng Bình có đờng bờ biển dài 116 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ và vùng đặc quyền lãnh hải rộng 20.000 km2, nguồn lợi thuỷ hải sản phong phú với trên 1000 loài, có những

loài có giá trị kinh tế cao mà các tỉnh khác có ít hoặc không có nh : Tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang v.v . Theo số liệu điều tra và đánh giá của Bộ Thuỷ sản (1996), trữ lợng hải sản đánh bắt hàng năm ở Quảng Bình có thể lên đến 51.000 tấn. Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên biển có trữ lợng lớn đợc khai thác thông qua hoạt động đánh bắt kết hợp với sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng tạo ra vị thế rất lớn cho sản phẩm thuỷ hải sản của Quảng Bình trên thị trờng trong nớc và quốc tế.

Do có địa hình phức tạp, dốc theo hớng từ tây sang đông cho nên tỉnh Quảng Bình là tỉnh có khá nhiều sông suối. Toàn tỉnh có 5 con sông lớn : Sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Ròn, sông Dinh và sông Lý Hoà. Đặc biệt có nhiều vùng đồng bằng hạ lu của các con sông có cửa tiếp giáp với biển tạo thành nhiều vùng đầm phá đầy tiềm năng để phát triển nuôi tôm nớc lợ với diện tích có khả năng nuôi trồng lên đến 15.000 ha [49] tập trung chủ yếu ở các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và Thị xã Đồng Hới.

2.1.1.2 Thời tiết khí hậu, khí tợng, thuỷ văn

Khí hậu Quảng Bình mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc của yếu tố địa hình và chịu ảnh hởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nớc ta. Với đặc điểm đó, khí hậu Quảng Bình chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô nóng và mùa ma.

- Nhiệt độ : Nhiệt độ trung bình hàng năm trong khoảng (25 ữ 26)0 C. Mùa khô kéo dài 170 ngày từ 18 tháng 3 đến mồng 3 tháng 10, ba tháng nóng nhất là tháng 7,8,9. Mùa lạnh bắt đầu từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 3 và có 3 tháng lạnh nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 [21]. Trong mùa khô, nhiệt độ cao kết hợp các đợt gió lào làm lợng nớc bay hơi mạnh dẫn đến tăng nồng độ mặn trong nớc có thể ảnh hởng đến quá trình sinh trởng của tôm. Thời gian phù hợp cho tôm sinh trởng và phát triển tốt ở Quảng Bình là từ khoảng tháng 3 đến tháng 9.

- Lợng ma: Tổng lợng ma trung bình hàng năm vào khoảng 2000 ữ 2300 mm. Lợng ma phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Ma tập trung vào

tháng 9,10 và 11, hiện tợng này thờng gây ra ma bảo và lũ lụt có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến kết quả NTTS.

- Thuỷ triều : Phần lớn các khu vực có khả năng nuôi trồng hải sản đều chịu ảnh hởng của thuỷ triều và các dòng chảy của sông. Trong một tháng, vào kỳ triều cờng độ lớn của thuỷ triều đạt (1,6 ữ1,8)m, vào kỳ triều yếu khoảng (0,5ữ0,6) m [21].. Đặc điểm của các dòng chảy của thuỷ triều có tính thuận nghịch, vào và ra các cửa sông và các vùng đầm phá theo các pha triều lên xuống và theo qui luật nhật triều đều, nghĩa là một ngày triều lên triều xuống đổi hớng một lần. Vấn đề thuỷ triều cũng là một trong những tác nhân ảnh hởng hai mặt đến hoạt động NTTS nói chung và nuôi tôm nớc lợ nói riêng. Lợi dụng dòng triều để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kỹ thuật trong NTTS nhng cũng có thể gây ra hậu quả xấu nếu thiếu kiểm tra chất lợng nớc và thiếu biện pháp xử lý nớc để đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với môi trờng sinh trởng và phát triển của tôm.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh quảng bình (Trang 39 - 41)