Về hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tuấn ân miền tây tại cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 98)

Hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa cao và không tốt, chưa đem lại hiệu quả tối ưu. Khả năng tiêu thụ có xu hướng tăng và doanh thu đạt được cũng ở mức cao, nhưng do chi phí cũng tăng cao dẫn đến lợi nhuận mang lại từ nguồn vốn bị hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn còn kém là do chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế đang gặp khó khăn, giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa đều leo thang và sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty dẫn đến tình trạng công ty không quản lý tốt các chi phí phát sinh. Đồng thời, còn do công ty đầu tư vốn vào hàng tồn kho quá nhiều trong khi nhu cầu thị trường thấp hơn và công ty cũng chưa có chính sách thu nợ từ khách để tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều dẫn đến vốn kinh doanh của công ty bị ứ động không luân chuyển tốt cho nên khả năng sinh lợi của vốn không cao.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY TUẤN ÂN MIỀN TÂY

5.2.1 Điều chỉnh lại cơ cấu tài sản

Đối với các khoản phải thu: công ty cần thực hiện một số biện pháp siết chặt chính sách thu tiền từ khách hàng, giảm số ngày thu tiền xuống để tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian dài. Đồng thời, công ty cần thực hiện các công việc phân tích tài chính, phân tích khả năng thanh toán của khách hàng. Điều này sẽ làm cở sở cho công ty căn cứ vào đó để xây dựng các chính sách bán hàng phù hợp, quy định ra những hạn mức bán chịu nhất định đối với từng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng cần có thêm những

chính sách chiết khấu phù hợp để khuyến khích cho khách hàng trả tiền sớm hơn quy định.

Đối với hàng tồn kho: mặc dù công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên đòi hỏi lượng hàng tồn kho dự trữ lớn. Tuy nhiên, công ty cần phải thực hiện công việc nghiên cứu và phân tích thị trường thường xuyên để nắm được diễn biến và nhu cầu của thị trường cũng như xu hướng tiêu dùng của khách hàng để xây dựng kế hoạch dự trữ hàng tồn kho tối ưu, giảm chi phí hàng tồn kho giúp cho dòng tiền được luân chuyển tốt hơn. Và điều này cũng giúp cho công ty hạn chế được rủi ro khi giá hàng dự trữ bị giảm, bị mất hay bị hư hỏng…

5.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Quản lý chi phí giá vốn hàng bán: công ty phải xây dựng định mức chi phí vận chuyển cho phù hợp để tiết kiệm chi phí nhằm hạn chế giá vốn hàng bán tăng lên. Công ty nên lập kế hoạch mua hàng rõ ràng và tập hợp các đơn đặt hàng lại để thực hiện giao dịch một lần để tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

Quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý: Công ty cần lập dự toán ngắn hạn cho các khoản chi như tiền điện, điện thoại, nước, chi cho nhân viên đi công tác, họp hội… để có chính sách quản lý tốt các loại chi phí có thể phát sinh trong một thời gian nhất định.

Phân công lao động hợp lý, sử dụng các máy móc, thiết bị và phần mềm hiện đại để công việc có thể giải quyết nhanh gọn, chính xác giảm được chi phí thời gian, đi lại và chi phí về con người cho công ty…

Quản lý hàng tồn kho: Do công ty có lượng hàng tồn kho lớn và hàng hóa của công ty chủ yếu là các thiết bị điện, lưới điện nên dễ bị sét hay sứt các mạch điện… cho nên công ty cần phải có công tác bảo quản đúng tiêu chuẩn quy định. Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng và thất thoát hàng hóa.

5.2.3 Các biện pháp khác

- Đối với con người: công ty xác định con người là nhân tố quan trọng quyết định đến thành công của công ty. Do đó, công ty cần có những chính sách hỗ trợ để phát huy tối đa khả năng của nhân tố này như sau:

- Tạo môi trường làm việc thoải mái, thuận lợi để phát huy hết năng lực của từng cá nhân. Bên cạnh đó, cũng tùy vào sở trường của từng người mà có sự phân công, sắp xếp công việc cho phù hợp để kích thích được khả năng đam mê của con người nhằm tăng hiệu quả làm việc.

- Có chính sách tăng lương, thưởng cho các cá nhân làm việc hiệu quả và có nhiều đóng góp có giá trị cho công ty.

- Có các kế hoạch tuyển dụng phù hợp với nhu cầu của công ty, tùy vào vị trí làm việc mà tuyển dụng cho phù hợp. Mặt khác, công ty cần tổ chức huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho những nhân viên mới. Tổ chức tập huấn định kỳ cho những nhân viên cũ để mọi người có thể nắm bắt được tình hình thực tế và mục tiêu của công ty để có kế hoạch làm việc cho hiệu quả.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây là một công ty chuyên cung cấp các loại thiết bị điện và lưới điện với lợi thế là nằm ngay trung tâm của thành phố Cần Thơ, đây là vị trí đầu mối của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, thị phần của công ty có tiềm năng ngày càng được mở rộng, số lượng khách hàng ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, công ty đạt được nhiều thành tựu là nhờ vào sự nổ lực, năng động của toàn thể công ty từ ban lãnh đạo đến các nhân viên trong các bộ phận.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, tình hình tài chính của công ty có thể tóm tắt lại thành những điểm chính như sau:

- Doanh thu tăng qua các năm do công tác bán hàng của công ty hiệu quả, hàng hóa cung cấp đa dạng, chất lượng cao… Điều này còn giúp cho công ty tạo được uy tín với khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng hơn. Đây là dấu hiệu rất tốt và công ty cần phát huy hơn nữa để tối ưu hóa doanh thu.

- Lợi nhuận của công ty cũng tăng lên qua các năm, mặc dù mức tăng không ổn định nhưng đây là một biểu hiện cho thấy sự cố gắng của công ty trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

- Đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình với công việc của công ty.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty cũng đã đối mặt với không ít khó khăn như:

- Nguồn vốn bỏ ra chưa đem lại lợi nhuận tương xứng với chi phí bỏ ra. Khả năng sinh lợi của vốn thấp trong khi chi phí bỏ ra để tạo ra doanh thu thì tăng lên.

- Do chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn làm cho giá cả các loại hàng hóa đều tăng cho nên giá đầu vào của hàng hóa mà công ty mua vào cũng cao dẫn đến chi phí giá vốn hàng bán tăng cao.

- Hàng tồn kho được dữ trữ nhiều hơn so với nhu cầu thực tế cần thiết của thị trường dẫn đến vốn của công ty đầu tư vào hàng tồn kho bị ứ động, không luân chuyển thành tiền được. Nó làm giảm khả năng sinh lời của vốn.

- Bên cạnh đó, công ty cũng bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều và trong thời gian dài, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với công ty

Mỗi kỳ công ty nên tiến hành phân tích tình hình tài chính để phát hiện có thể quản lý, sử dụng nguồn vốn và tài sản hiệu quả. Đồng thời, qua phân tích sẽ giúp cho công ty nhận biết được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty để kịp thời điều chỉnh tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Xây dựng cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản hợp lý, tối ưu để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, mở rộng quy mô kinh doanh của công ty nhằm nâng cao lợi nhuận.

Công ty nên xây dựng riêng một trang web riêng liên kết với trang web của tập đoàn để có thể dễ dàng giới thiệu về công ty, hàng hóa, giá cả và các thông tin khác có liên quan đến công ty cho các đối tượng khách hàng, nhà đầu tư có quan tâm để tiện theo dõi.

Công ty hoạt động chủ yếu là mua bán do đó cần xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, có kỹ năng tiếp xúc và giới thiệu hàng hóa cho khách hàng, luôn luôn vui vẻ, niềm nở giải đáp thắc mắc cho khách hàng…

Công ty phải luôn bảo đảm chất lượng hàng hóa cung cấp cho khách hàng, phải đặt uy tín với khách hàng lên làm mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh.

6.2.2 Đối với nhà nước

Trước tình hình kinh tế nhiều biến động xảy ra, các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh gặp không ít khó khăn. Đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách hỗ trợ thiết thực nhằm giải cứu doanh nghiệp vượt qua giai đoạn kinh tế khắc nghiệt này.

Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn các khoản nộp thuế… Điều này giúp cho doanh nghiệp có nguồn vốn để luân chuyển sản xuất kinh doanh, hạn chế sử dụng vốn vay và giảm được chi phí lãi vay.

Tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp cùng ngành với nhau, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, gian lận trong kinh doanh.

Nhà nước cũng cần quan tâm tháo gỡ các thủ tục hành chính không cần thiết để tránh rườm rà, quan liêu… làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát nhưng vẫn đảm bảo thúc đẩy nền kinh tế phát triển như hạn chế sự tăng giá của các loại hàng hóa chủ yếu như: xăng, dầu, điện, nước… để giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp.

Đồng thời, các cơ quan chức năng tại địa phương quản lý hoạt động kinh doanh của các công ty cũng cần phải thường xuyên rà soát, kiểm tra hoạt động làm ăn của các công ty. Điều này góp phát hiện sớm các nguy cơ có thể xảy ra đối với công ty. Tránh xảy ra tình trạng các công ty kinh doanh không hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích trong một thời gian dài mà không có bất kỳ một cơ quan chức năng nào biết và quan tâm, dẫn đến tình trạng nguồn vốn đầu tư vào mà không có khả năng sinh lợi. Tiêu biểu như trường hợp công ty thủy sản Bình An hoạt động không hiệu quả trong nhiều năm, sử dụng vốn sai mục đích, lấy tiền vay ngân hàng đi đầu tư dàn trải dẫn đến mất khả năng thanh toán, song tình trạng này kéo dài mà không có một cơ quan chức năng nào biết, kể cả các ngân hàng vẫn tiếp tục cho công ty vay. Nhiều trường hợp như thế xảy đã làm cho nhiều doanh nghiệp khác thật sự thiếu vốn để hoạt động kinh doanh mất đi cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn vay.

Do đó, yêu cầu hiện nay đối với các cơ quan chức năng nhà nước phải tích cực giám sát và có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm vượt qua giai đoạn khủng hoảng hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Anh Tuấn (2004), Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, Hà Nội.

2. Lê Thị Phương Bích (2007), Luận văn tốt nghiệp Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH TM Vạn Phúc.

3. Nguyễn Thị Đào (2012), Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH TM Hoàng Ngân.

4. Nguyễn Minh Kiều (2007), Bài giảng Phân tích tài chính, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Hà Nội.

5. Trần Thị Vân Phượng (2011), Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xây dựng 16 Vinaconex.

6. Thái Văn Đại (2012), Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, ĐH. Cần Thơ.

7. www.cophieu68.com

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tuấn ân miền tây tại cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)