Phân tích khoản phải thu là ta sẽ đi xác định và đánh giá các khoản công nợ phải thu của công ty. Bởi nó là một đặc điểm để nhận biết và giúp ta phản ánh được tình hình thanh toán và chất lượng tài chính của một công ty. Lý do là nếu chất lượng tài chính của công ty lành mạnh thì các khoản công nợ phải thu sẽ được thu kịp thời, tránh được tình trạng bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu chất lượng tài chính của công ty kém thì các khoản nợ phải thu sẽ bị kéo dài và dễ xảy ra tình trạng vốn của công ty bị chiếm dụng dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Vì những lý do trên, ta sẽ tiến hành phân tích các chỉ tiêu khoản phải thu của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây trong giai đoạn 2010 -2012. Sau khi tính toán ta có bảng số liệu như sau:
Bảng 12: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN ÂN MIỀN TÂY GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 so với năm 2010 Năm 2012 so với năm 2011 I Khoản phải thu Triệu
đồng
1.034 840 1.909 (194) 1.069
II Khoản phải trả Triệu đồng
1.685 791 852 (894) 61
III Khoản phải
thu/Khoản phải trả
% 61,36 106,19 224,06 44,83 117,87
Nhìn chung khoản phải thu của công ty qua các năm luôn có sự biến động không ổn định. Mặt khác, căn cứ vào phần phụ lục của bảng cân đối kế toán ta thấy khoản phải thu của công ty gồm hai khoản mục là phải thu khách hàng va trả trước người bán. Năm 2010, khoản phải thu là 1.034 triệu đồng mà yếu tô tăng chính là nhờ vào khoản mục phải thu khách hàng tăng. Năm 2011 khoản phải thu giảm còn 840 triệu đồng mà chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng giảm. Sang năm 2012 khoản phải thu lại đột ngột tăng mạnh lên và đạt 1.909 triệu đồng. Con số này cho thấy khoản phải thu trong năm 2011 giảm 194 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 1.069 triệu đồng so với năm 2011. Điều này chứng tỏ tình hình thu tiền bán hàng của công ty không được thực hiện tốt, chưa có chính sách thu tiền rõ ràng và kịp thời dẫn đến tình trạng có năm thì thu tiền chặt chẽ, có năm thì thu tiền khá lỏng lẻo.
Việc này kéo theo tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả bị biến động và không cân đối. Năm 2010, tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả là 61,36%. Năm 2011 tỷ lệ này là 106,19%, năm 2012 là 117,87%. Như vậy trong năm 2010, vốn công ty bị chiếm dụng nhiều hơn vốn công ty đi chiếm dụng. Còn trong hai năm 2011 và 2012 số vốn công ty bị chiếm dụng ít hơn số vốn công ty đi chiếm dụng. Xét về mặt thu tiền thì trong năm 2010 công ty đã thực hiện rất tốt, còn trong hai năm 2011 và 2012 là không tốt. Tuy nhiên xét về chiến lược kinh doanh thì đều là không tốt bởi kiểm soát khoản phải thu quá chặt hay quá lỏng lẻo đều ảnh hưởng rất lớn đến tình hình doanh thu của công ty. Đây cũng là bằng chứng phản ánh tình hình tài chính của công ty không được lành mạnh.