4.1 PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN ÂN MIỀN TÂY GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 TUẤN ÂN MIỀN TÂY GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn
Tình hình nguồn vốn của công ty thể hiện qua cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn. Nguyên nhân là do cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trên tổng số vốn và sự biến động của nguồn vốn biểu hiện đầy đủ thực trạng của nguồn vốn trong công ty. Bên cạnh phản ánh được tình hình nguồn vốn, đánh giá được chính sách tài chính và mức độ rủi ro của tài chính, việc phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn còn đánh giá được khả năng tự tài trợ, xác định được khả năng tự chủ về mặt tài chính của bản thân công ty. Do đó, ta sẽ đi vào phân tích những chỉ tiêu sau:
Hình 7: CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN ÂN MIỀN TÂY GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 Đơn vị tính: % 28.88 71.12 16.04 83.96 16.87 83.13 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
% Nợ phải t rả % Vốn chủ sở hữu
Qua biểu đồ, cho thấy được tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn ngày càng giảm khi tỷ lệ VCSH ngày càng thấp. Từ năm 2010 đến năm 2012 nợ giảm từ 28,88% xuống còn 16,87% trong khi đó VCSH tăng từ 71,12% lên đến 83,13%. Tuy nhiên, kết quả này cũng chưa thể kết luận được điều gì bởi chúng ta chưa biết được nợ của công ty là gồm những khoản mục nào cũng như VCSH gồm những chỉ tiêu nào. Để làm được điều này, ta sẽ thiết lập một bảng số liệu chi tiết để mô tả được rõ ràng hơn. Ta có bảng sau:
Bảng 2: NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN ÂN MIỀN TÂY GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 so với năm 2010
Năm 2012 so với năm 2011 T T NGUỒN VỐN Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ lệ Tỷ trọng % Giá trị Tỷ lệ Tỷ trọng % A NỢ PHẢI TRẢ 1.685 28,88 791 16,04 852 16,87 (894) -53,06 -12,84 61 7,71 0,83 I Nợ ngắn hạn 1.685 100,00 791 100,00 852 100 (894) -53,06 - 61 7,71 - 1 Phải trả người bán 1.655 98,22 705 89,13 713 83,69 (950) -57,40 -9,09 8 1,13 -5,44
2 Người mua trả tiền trước - - 63 7,96 120 14,08 63 - 7,96 57 90,48 6,12
3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 30 1,78 23 2,91 19 2,23 (7) -0,23 1,13 (4) -17,39 -0,68
II Nợ dài hạn - - - - - - - - - - - -
B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.149 71,12 4.141 83,96 4.197 83,13 (8) -0,19 12,84 56 1,35 -0,83 I Vốn chủ sở hữu 4.149 100,00 4.141 100,00 4.197 100,00 (8) -0,19 - 56 1,35 -
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.000 96,41 4.000 96,60 4.000 95,31 - - 0,19 - - -1,07
2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 149 3,59 141 3,40 197 4,69 (8) -5,37 -0,19 56 39,72 1,29
II Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - - - - - - - - - -
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 5.834 100,00 4.932 100,00 5.049 100,00 (902) -15,46 117 2,37
Theo số liệu của bảng 2 cho ta thấy giai đoạn từ năm 2010 đến 2012, tình hình nguồn vốn của công ty có biến động rất nhiều. Cụ thể, năm 2011 so với năm 2010 tổng nguồn vốn giảm đến 902 triệu đồng với tỷ lệ giảm 15,46% là do ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu nợ phải trả và nguồn VCSH đều giảm. Nguyên nhân nợ phải trả giảm là do khoản phải trả người bán giảm 894 triệu đồng với tỷ lệ giảm 53,06% bởi công ty đã thực hiện thanh toán đúng hạn cho người bán khi đến hạn, đồng thời công ty cũng thực hiện thanh toán ngay cho người bán khi mua hàng nên góp phần giảm khoản phải trả của công ty giảm hơn so với năm trước. Bên cạnh đó, nguồn VCSH cũng giảm là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty giảm 8 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 0,19%. Tuy nguồn VCSH giảm nhưng so với tốc độ giảm của nợ phải trả thì điều này không gây ảnh hưởng đáng kể cho công ty. Bằng chứng cụ thể là tỷ trọng nguồn VCSH vẫn tăng 12,84%. Điều đó, cũng cho thấy công ty có chính sách tài trợ sử dụng nguồn vốn của bản thân và tình hình tài chính của công ty trong năm 2011 được cải thiện.
Bước sang năm 2012, tổng nguồn vốn của công ty có tăng nhưng không nhiều chỉ tăng được 117 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 2,37% trong đó VCSH tăng 56 triệu đồng với tỷ lệ tăng 1,35% nguyên nhân tăng là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng. Bên cạnh đó, phần nợ phải trả trong năm 2012 so với năm 2011 cũng tăng thêm 61 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 7,71%, nguyên nhân dẫn đến sự tăng thêm này là do khoản phải trả người bán của công ty tăng. Điều đó dẫn đến năm 2012 so với năm 2011 tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm 0,83%, nợ phải trả tăng đúng bằng 0,83%. Xét về góc độ phân tích tài chính đây cũng là một dấu hiệu không tốt đối với công ty, nó cho thấy khả năng tài chính của công ty gặp khó khăn. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào điều này bao giờ cũng đúng như trong trường hợp này đối với Tuấn Ân Miền Tây. Trong năm 2012, nợ phải trả tăng lên mà cụ thể là khoản phải trả người bán tăng lên là do công ty trong giai đoạn mở rộng phạm vi kinh doanh, sản lượng tiêu thụ nhiều hơn nên số lượng đơn đặt hàng với nhà cung cấp tăng lên làm cho khoản phải trả người bán tăng. Mặt khác, do ngành nghề kinh doanh của công ty là mua bán thiết bị điện nên hầu hết các việc mua hàng hóa đều theo hình thức trả chậm dẫn đến khoản phải trả tăng lên, điều này là phù hợp với công ty. Nếu phân tích theo góc độ sổ sách
kế toán thì sự biến đổi này là phù hợp không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty trong năm 2012 do mức chênh lệch nhỏ chỉ bằng 0,83%, đồng thời do giá trị vốn chủ sở hữu của công ty trong năm là 5.049 triệu đồng đủ sức trang trải cho khoản nợ phải trả là 852 triệu đồng.
Nhìn chung, qua kết quả trên cho ta thấy trong giai đoạn từ 2010 đến 2012, tình hình tài chính của công ty đã được cải thiện. Công ty đã giảm được nợ ngắn hạn mà chủ yếu là nhờ công ty đã thực hiện tốt chính sách thanh toán đúng hạn các khoản phải trả cho người bán không để xảy ra trường hợp bị quá hạn, điều này đã giúp cho công ty tạo được uy tín với khách hàng. Đồng thời, công ty cũng đã tăng được vốn chủ sở hữu qua các năm nhờ vào lợi nhuận sau thuế tăng, điều này còn cho thấy công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong mỗi năm.
Tuy nhiên, cần chú ý đây chỉ là nhận xét mang tính chất chi tiết khi chỉ xét đến một yếu tố nguồn vốn của công ty, nó chưa phản ánh được đầy đủ và chính xác tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
4.1.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) được thì công ty cần phải có tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động (TSLĐ). Để hình thành hai loại tài sản này thì công ty cần phải có nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn dài hạn (NVDH) và nguồn vốn ngắn hạn (NVNH). Do đó, để đánh giá xem nguồn vốn của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây có đủ khả năng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không ta tiến hành tính toán và lập bảng số liệu sau:
Bảng 3: CƠ CẤU CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
Đơn vị tính: Triệu đồng
TỔNG TÀI SẢN NGUỒN TÀI TRỢ
Mã Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Mã Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
I Tài sản cố định 10 2.239 227 I Nguồn vốn dài hạn 4.149 4.141 4.197
1 Tài sản cố định hữu hình
10 18 27
2 Tài sản cố định vô hình - 2.221 200
1 Vốn chủ sở hữu 4.149 4.141 4.197
II Tài sản lưu động 5.824 2.693 4.822 II Nguồn vốn ngắn hạn
1.685 791 852
1 Tiền và các khoản
tương đương tiền
4.072 723 864
2 Các khoản phải thu
ngắn hạn
1.034 840 1.909
3 Hàng tồn kho 718 1.120 2.049
4 Tài sản ngắn hạn khác - 10 -
1 Nợ ngắn hạn 1.685 791 852
Dựa vào bảng 3, cho ta thấy được nguồn vốn ngắn hạn của công ty dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn chỉ gồm nợ ngắn hạn, đây là nguồn vốn chủ yếu dùng để đầu tư hình thành TSLĐ. NVDH của công ty dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong lâu dài chỉ gồm VCSH, đây là nguồn tài trợ để đầu tư hình thành nên TSCĐ và phần VCSH dư còn lại có thể dùng để hình thành TSLĐ. Bên cạnh đó, số liệu trên còn phản ánh được trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty có nhiều biến động. Trong phần này, ta sẽ đi phân tích sự biến động về tài sản của công ty, còn về biến động nguồn vốn ta đã phân tích kỹ trong phần phân tích tình hình nguồn vốn của công ty nên sẽ không nhắc lại. Trở lại vấn đề, ta thấy trong năm 2011 so với năm 2010, TSCĐ từ 10 triệu đồng đã tăng lên đến 2.239 triệu đồng, nguyên nhân của sự tăng đột biến này là năm 2011 công ty đã đầu tư mua lại quyền sử dụng đất ngay tại vị trí 40 D đường 3/2 phường Hưng Lợi quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ với giá là 2.221 triệu đồng, nơi công ty đang mượn để đặt trụ sở công ty từ ông Huỳnh Tuấn Ân. Sang năm 2012, tài sản của công ty cũng có biến động nhưng không nhiều về TSCĐ trong năm đã đầu tư 200 triệu đồng để thuê công ty Misa thiết kế riêng phần mềm kế toán cho bộ phận kế toán, song phần mềm này chỉ được đưa vào sử dụng trong thời gian đầu, sau đó do tính năng của phần mềm còn rườm rà và chưa phù hợp nên công ty đã chuyển phần hành kế toán trở lại ứng dụng Excel để sử dụng. Đây được xem là một quyết định đầu tư không hiệu quả của công ty.
Mặt khác, do ngành nghề kinh doanh chính của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây là mua bán thiết bị điện cho nên công ty thường chứa nhiều hàng hóa trong kho dẫn đến công ty có tỷ trọng hàng tồn kho lớn, từ năm 2010 đến năm 2012 giá trị hàng tồn kho tăng từ 718 triệu đồng lên đến 2.049 triệu đồng.
Tuy nhiên, tất cả các điều này chỉ có thể phản ánh được cơ cấu của tài sản và nguồn vốn trong công ty Tuấn Ân Miền Tây chứ không phản ánh được cơ cấu này có hợp lý hay không, nó có nguy hiểm cho tình hình tài chính của công ty hay không? Do đó, để trả lời cho câu hỏi này ta sẽ đi vào phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho SXKD để có thể phản ánh được rõ hơn.
Song, để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho SXKD ta phải tính toán và so sánh giữa tài sản với nguồn vốn. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 4: VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tài sản cố định (1) 10 2.239 227
Vốn chủ sở hữu (2) 4.149 4.141 4.197
Vốn lưu động thường xuyên (3 = 2 – 1)
4.139 1.902 3.970
Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây và tác giả tính toán
Dựa vào kết quả bảng 4, cho ta thấy trong giai đoạn từ 2010 đến 2012 nguồn vốn dài hạn của công ty luôn lớn hơn TSCĐ có nghĩa là vốn lưu động (VLĐ) thường xuyên của công ty qua các năm đều lớn hơn 0. Điều này cũng cho thấy, NVDH của công ty sau khi đầu tư vào TSCĐ vẫn còn dư và phần dư này công ty đã mang đi đầu tư vào một phần TSLĐ. Cụ thể theo bảng 2 và bảng 3 ta thấy năm nào công ty có mức chênh lệch giữa NVDH và TSCĐ cao thì năm đó TSLĐ được đầu tư và tăng lên nhiều hơn (điều này xảy ra trong năm 2010 và 2012), ngược lại năm nào có mức chênh lệch thấp hơn thì năm đó TSLĐ được đầu tư ít hơn (trường hợp này là đối với năm 2011). Đồng thời, trong giai đoạn này TSLĐ của công ty lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn. Qua đó, cho thấy trong giai đoạn này công ty có cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn là phù hợp, đồng thời còn phản ánh được công ty có khả năng thanh toán rất tốt và tình hình tài chính của công ty lành mạnh.
Song, điều này cũng thể kết luận khi ta chỉ xem xét đến chỉ tiêu VLĐ của công ty. Để có thể phản ánh đúng về tình hình tài chính của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây ta sẽ đi vào nghiên cứu thêm chỉ tiêu nhu cầu VLĐ thường xuyên bởi chỉ tiêu này sẽ cho ta biết được cần một lượng vốn bao nhiêu để có thể tài trợ cho một phần TSLĐ gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu của công ty. Đồng thời, mức độ an toàn của TSLĐ còn phụ thuộc vào mức độ của VLĐ thường xuyên. Do đó ta có bảng số liệu sau:
Bảng 5: NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Khoản phải thu (1) 1.034 840 1.909
Hàng tồn kho (2) 718 1.120 2.049
Nợ ngắn hạn (3) 1.685 791 852
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (4 = 1 + 2 – 3)
67 1.169 3.106
Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây và tác giả tính toán
Số liệu trên bảng 5 phản ánh tình hình của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 có khoản phải thu và hàng tồn kho đều lớn hơn nợ ngắn hạn và mức chênh lệch này đều tăng qua ba năm từ 67 triệu đồng lên đến 3.106 triệu đồng. Như vậy, thực trạng của công ty trong ba năm đều có tài sản ngắn hạn lớn hơn các NVNH mà công ty tận dụng từ bên ngoài. Do đó, công ty đã phải sử dụng một phần NVDH để tài trợ vào phần chênh lệch này. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do chịu sự ảnh hưởng từ khó khăn chung của nền kinh tế trong năm 2012, đồng thời với áp lực cạnh tranh với các công ty cùng ngành khác nên công ty đã bán chịu cho khách hàng, cho khách hàng thanh toán chậm dẫn đến khoản phải thu của công ty tăng từ 840 triệu đồng lên tới 1.909 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguyên nhân làm cho tài sản ngắn hạn lớn còn do công ty dự trữ hàng tồn kho nhiều và tăng từ 718 triệu đồng lên 2.049 triệu đồng trong giai đoạn 2010 đến 2012. Lý do công ty dự trữ hàng tồn kho lớn là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty là mua bán nên công ty thường dự trữ hàng hóa trong kho nhiều để có thể cung cấp cho khách hàng khi có nhu cầu mua ngay, tránh tình trạng thiếu hàng khi chưa nhận kịp hàng từ người cung cấp dẫn đến khách hàng phải sang các công ty khác mua hàng, như thế sẽ làm cho công ty mất đi khách hàng. Đồng thời, còn do đặc điểm hàng hóa của công ty kinh doanh có một số mặt hàng có giá trị lớn. Tất cả nguyên nhân đó đã làm cho giá trị hàng tồn kho