Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tuấn ân miền tây tại cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 86 - 88)

Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của các nhà quản lý công ty. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các đối tượng có liên quan đến công ty quan tâm. Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của công ty ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các đối tượng liên quan. Hiệu quả sử dụng vốn công ty thể hiện qua năng lực tạo ra doanh thu và khả năng sinh lợi của vốn. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn ta sẽ đi phân tích các nội dung liên quan sau:

Bảng 15: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 5,24 4,98 2,97

2 Số ngày một vòng quay

hàng tồn kho

Ngày 68,70 72,29 121,21

3 Vòng quay các khoản phải

thu

Vòng 4,14 5,22 3,62

4 Kỳ thu tiền trung bình Ngày 86,96 68,97 99,45

Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây và tác giả tính toán

a. Vòng quay hàng tồn kho

Dựa vào bảng trên ta thấy hàng tồn kho của công ty luân chuyển trong năm 2010 được 5,24 vòng, năm 2011 được 4,98 vòng đến năm 2012 được 2,97

vòng. Con số này biểu hiện vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012, giảm từ 5,24 vòng xuống còn 2,97 vòng. Điều này chứng tỏ số lượng hàng hóa tồn kho của công ty ngày càng nhiều, có nhiều sản phẩm công ty chưa tiêu thụ được hết dẫn đến vốn của công ty bị ứ đọng nhiều vào khối lượng hàng tồn kho.

Ngoài ra, dữ liệu trong bảng phân tích trên còn cho ta biết được số ngày bình quân trong kho của các loại hàng hóa trong năm 2010 là 68,70 ngày, năm 2011 là 72,29 ngày và năm 2012 là 121,21 ngày. Điều này có nghĩa là từ lúc hàng nhập kho cho tới khi xuất bán có dài bình quân trong năm 2010 là 69 ngày, năm 2011 là 72 ngày và năm 2012 là 121 ngày.

Nhìn chung, qua phân tích chỉ số vòng quay hàng tồn kho ta có thể kết luận được số tiền công ty đầu tư cho hàng tồn kho không hiệu quả, vốn của công ty bị ứ đọng nhiều vào hàng tồn kho. Điều này dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty kém.

b. Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Dựa vào bảng 15, ta thấy vòng quay khoản phải thu của công ty trong năm 2010 là 4,14 vòng, năm 2011 là 5,22 vòng và đến năm 2012 là 3,62 vòng. Con số này chứng tỏ trong năm 2011 vòng quay hàng tồn kho tăng 1,08 vòng so với năm 2010, điều này cho thấy tốc độ thu hồi vốn trong năm 2011 nhanh hơn năm 2010, bên cạnh đó, phản ánh được khả năng công ty bị chiếm dụng vốn là thấp. Đến năm 2012 so với năm 2011, vòng quay hàng tồn kho giảm 1,6 vòng do đó khả năng thu hồi vốn của công ty thấp và năm 2012 là năm có tốc độ thu hồi vốn thấp nhất trong ba năm nghiên cứu, đồng thời, trong năm này công ty có khả năng bị chiếm dụng vốn tăng lên.

Chính vì những nguyên nhân trên dẫn đến thực tế công ty không quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn của mình để cho vốn kinh doanh bị ứ đọng nhiều vào khoản phải thu, bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều.

c. Kỳ thu tiền trung bình

Dựa vào kết quả tính toán trong bảng 15 cho thấy kỳ thu tiền trung bình của công ty trong năm 2010 là 86,96 ngày, năm 2011 giảm xuống còn 68,97 ngày đến năm 2012 tăng lên 99,45 ngày. Con số này có ý nghĩa là một vòng quay khoản phải thu của công ty trong năm 2010 mất trung bình 87 ngày, năm 2011 giảm xuống còn 69 ngày, đến năm 2012 tăng lên trung bình là 100 ngày. Điều đó chứng tỏ trong thời gian ba năm 2010, 2011 và 2012 khả năng thu hồi vốn của công ty còn chậm, công ty còn để bị chiếm dụng vốn nhiều vì vậy cần phải có biện pháp hợp lý để thu hồi nợ.

Điều này còn phản ánh được thực tế trong giai đoạn 2010 - 2012 công ty cổ phần Tuấn Ân không thực hiện đúng chính sách tín dụng của công ty mẹ đưa ra là không bán hàng hóa với hình thức trả chậm, bán chịu, tất cả các nghiệp vụ mua bán phát sinh của công ty phải được thanh toán ngay. Đồng thời, chiến lược của công ty trong tương lai là mở rộng quy mô và xây dựng hệ thống tài chính công ty lành mạnh.

Như vậy, trong giai đoạn 2010 – 2012 công ty đã chưa quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn của mình. Công ty chưa có chính sách thu hồi vốn hợp lý, còn để tình trạng bị chiếm dụng vốn xảy ra. Do đó, công ty cần phải đưa ra các chính sách tài chính hợp lý để khắc phục tình trạng này vì nếu tình trạng này tiếp diển trong tương lai dễ dẫn đến hậu quả công ty sẽ thiếu vốn đầu tư kinh doanh để duy trì và mở rộng quy mô.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tuấn ân miền tây tại cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 86 - 88)