Phân tích khoản phải trả

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tuấn ân miền tây tại cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 81 - 84)

Để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động tài chính của công ty ngoài việc phân tích chỉ tiêu khoản phải thu thì ta sẽ đi phân tích thêm khoản phải trả. Nguyên nhân là do nếu một công ty có hoạt động tài chính tốt thì ngoài việc phải thu kịp thời các khoản phải thu còn cần phải có khả năng thanh toán kịp thời các khoản phải trả không để xảy ra tình trạng đi chiếm dụng vốn bên ngoài. Ngược lại nếu hoạt động tài chính của công ty kém không những khoản phải thu bị kéo dài mà các khoản phải trả cũng bị dây dưa, tranh chấp và điều tất yếu là dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Do đó, ở đây ta sẽ đi phân tích thêm chỉ tiêu khoản phải trả của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây trong ba năm từ 2010 đến 2012. Để phân tích ta sẽ đi tính toán và dựa vào kết quả của bảng số liệu sau:

Bảng 13: BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU KHOẢN PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN ÂN MIỀN TÂY GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

ST T Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 so với năm 2012 Năm 2012 so với năm 2011 I Khoản phải trả Triệu

đồng 1.685 791 852 (894) 61 1 Phải trả người bán Triệu đồng 1.655 705 713 (950) 8 2 Người mua trả tiền trước Triệu đồng - 63 120 63 57 3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Triệu đồng 30 23 19 (7) (4)

II Khoản phải thu Triệu đồng

1.034 840 1.909 (194) 1.069

III Khoản phải trả/Khoản phải thu

% 162,96 94,17 44,63 -68,79 -49,54

Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây và tác giả tính toán

Qua bảng phân tích ta thấy:

Năm 2010 công ty có tổng khoản phải trả là 1.685 triệu đồng, trong đó bao gồm 1.655 triệu đồng khoản phải trả người bán, 30 triệu đồng các khoản phải nộp cho nhà nước. Sang năm 2011 khoản phải trả giảm còn 791 triệu đồng, giảm 894 triệu đồng với tốc độ giảm 53,06% so với năm 2010, nguyên nhân là do: phải trả người bán giảm 905 triệu đồng với tốc độ giảm 54,68% và các khoản nộp cho nhà nước giảm 7 triệu đồng với tốc độ giảm là 23,33%. Như vậy, trong năm 2011

công ty giảm mạnh việc đi chiếm dụng vốn so với năm 2010, đặc biệt là giảm chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp với tốc độ giảm 57,40%, cho thấy tình hình thanh toán của công ty trong năm 2011 có khả quan hơn năm 2010.

Đến năm 2012 khoản phải trả tăng lên 852 triệu đồng, tăng 61 triệu đồng với tốc độ tăng là 7,71% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do phải trả người bán tăng thêm 8 triệu đồng với tốc độ tăng 1,13% và do người mua trả trước cũng tăng lên 120 triệu đồng, tăng 57 triệu đồng với tốc độ tăng cao 90,47%. Điều này cho thấy trong năm 2012 tình hình thanh toán của công ty có xu hướng giảm hơn so với năm 2011.

Tóm lại, qua phân tích tình hình các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây ta có thể rút ra đánh giá như sau: năm 2010 công ty đi chiếm dụng vốn với tỷ lệ rất cao và chủ yếu là chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp hàng hóa, điều này cho thấy trong năm này khả năng thanh toán của công ty là yếu. Sang năm 2011 tình hình thanh toán của công ty được cải thiện các khoản phải trả của công ty giảm, công ty hạn chế đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Đồng thời, trong năm 2011 công ty tăng cường siết chặt các khoản phải thu khách hàng điều này đã góp phần nâng cao khả năng thanh toán của công ty. Đến năm 2012, khả năng thanh toán của công ty lại biến động và có dấu hiệu giảm mặc dù tỷ số của khoản phải trả so với khoản phải thu giảm hơn so với năm 2010 nhưng nguyên nhân tỷ số này giảm là do khoản phải thu tăng lên với tốc độ tăng rất cao chứ không phải do khoản phải trả giảm xuống. Như vậy, điều này phản ánh được trong năm 2012 công ty bị chiếm dụng vốn từ khách hàng khá nhiều trong khi công ty không có khả năng tự trang trải mà phải đi chiếm dụng vốn lại từ nhà cung cấp hàng và từ các khách hàng khác cho thấy công ty đã không quản lý tốt tài chính của công ty, không thực hiện đúng kỷ luật trong thanh toán. Qua đây cho thấy trong giai đoạn từ 2010 đến 2012 công ty có tình hình tài chính chưa lành mạnh, cán cân giữa thu và chi luôn bị lệch không được cân đối dẫn đến khả năng thanh toán không được cân bằng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tuấn ân miền tây tại cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 81 - 84)