Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tuấn ân miền tây tại cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 30)

- Tỷ lệ thanh toán tổng quát

Tỷ lệ thanh toán tổng quát thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với các tổng nợ phải trả.

Tổng tài sản

Tỷ lệ thanh toán tổng quát = ---

Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Tỷ lệ này cho biết cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản. Nó phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp có được đảm bảo hay không, chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ này quá cao chưa hẳn là tốt bởi nó chỉ thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng nó dễ dẫn đến quản lý và sử dụng không hiệu quả các loại tài sản của doanh nghiệp và điều này có thể làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh.

Tuy nhiên tỷ lệ này còn biến động bởi nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau của doanh nghiệp như: loại hình kinh doanh của doanh nghiệp…

- Tỷ lệ thanh toán nhanh

Tỷ lệ thanh toán nhanh thể hiện khả năng huy động tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn.

Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu Tỷ lệ thanh toán nhanh = ---

Nợ ngắn hạn

Một điều chú ý khi tính tỷ lệ này ta sẽ không tính đến các khoản tồn kho, vì đó không phải là tài sản có khả năng dùng để thanh toán cao (đặc biệt khi đó là hàng hóa tồn kho do ế ẩm bán không được).

- Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn

Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn.

Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn = ---

Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Nó phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có được đảm bảo hay không, chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ này quá cao chưa hẳn là tốt, nó chỉ thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng dễ dẫn đến quản lý và sử dụng không hiệu quả các loại tài sản và điều này có thể làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh.

Tuy nhiên tỷ lệ này còn biến động bởi nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau của doanh nghiệp như: loại hình kinh doanh của doanh nghiệp… [3, tr.5-6]

2.1.3.7 Phân tích khả năng hoạt dộng (Hiệu quả sử dụng vốn)

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, cần phải phân tích các chỉ tiêu phản ánh hoạt động để biết trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp có đạt kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất hay không. Cụ thể chúng ta cần phân tích các chỉ tiêu sau:

- Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Giá vốn hàng bán

Số vòng quay hàng tồn kho = ------

Hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Số ngày bình quân của một vòng quay hàng tồn kho cho biết độ dài của thời gian dự trữ của hàng hóa và sự cung ứng hàng dữ trữ.

Số ngày trong kỳ

Số ngày một vòng = ------ quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số này càng cao càng được đánh giá là tốt vì tiền đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt hiệu quả cao hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn, ít rủi ro tài chính. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ hàng tồn kho nhiều, sản phẩm không tiêu thụ được. Ngoài ra, chỉ tiêu này cũng phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp.

- Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.

Doanh thu thuần

Số vòng quay các = --- khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu

Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh và ngược lại.

- Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày của một vòng quay các khoản phải thu. Và khi xem xét đến kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp cần phải tìm

hiều chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

Số ngày trong kỳ Số ngày một vòng = --- quay khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu

[4, tr.23-24]

2.1.3.8 Phân tích khả năng sinh lời

Một trong những đặc tính khó đo lường và mô tả nhất của doanh nghiệp đó là khả năng sinh lời. Nói chung, ở góc độ kế toán lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Và trong thực tế không có phương pháp nào xác định được khi nào thì doanh nghiệp có khả năng sinh lời. Do đó, để đo lường được khả năng sinh lời của doanh nghiệp các nhà phân tích chỉ còn cách sử dụng các số liệu của kế toán trong quá khứ và hiện tại.

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp được đo lường thông qua các chỉ số sau:

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (Return On Sales – ROS)

Tỷ số này cho biết khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói cách khác, tỷ sổ này phản ánh được năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm với chi phí thấp hoặc là tiêu thụ được sản phẩm với giá bán cao. Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Lợi nhuận ròng

ROS = --- x 100 Doanh thu thuần

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return On Total Assets – ROA)

Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Nó cho biết cứ một đồng tài sản thì doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và đồng thời chỉ số này cũng đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của doanh

nghiệp. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu doanh nghiệp càng có sức hấp dẫn vì hệ số này cho biết khả năng sinh lời từ chính nguồn tài sản hoạt động của doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng

ROA = --- x 100 Tổng tài sản

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (Return On Commen Equity – ROE)

Hệ số này cho biết một đồng vốn tự có tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp càng mạnh và cổ phiếu của doanh nghiệp càng hấp dẫn.

Lợi nhuận ròng

ROE = --- x 100 Vốn chủ sở hữu

[4, tr. 26-28]

2.1.3.9 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính qua đẳng thức Dupont

Đây là một kỹ thuật trong đó người ta chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có mối liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng.

Kỹ thuật này thường dùng cho các nhà quản lý trong nội bộ công ty cụ thể tình trạng tài chính của công ty. Từ đó, đưa ra các quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách nào.

Phương pháp phân tích Dupont chủ yếu sử dụng hai phương trình phản ánh mối quan hệ của các chỉ tiêu kinh tế sau đây và được gọi chung là phương trình Dupont:

Lợi nhuận ròng Doanh thu = --- x --- Doanh thu Tổng tài sản

Hay

ROA = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn cổ phần Lợi nhuận ròng Doanh thu Tổng tài sản

= --- x --- x --- Doanh thu Tổng tài sản Vốn cổ phần thường

[3, tr.16-17]

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là các bảng báo cáo tài chính được cung cấp từ phòng kế toán của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây trong ba năm từ 2010 đến 2012.

Thu thập những thông tin hỗ trợ từ các sách báo, tạp chí, trang web…

2.2.2 Phương pháp phân tích 2.2.2.1 Phương pháp so sánh 2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Các chỉ tiêu được sử dụng phải được đồng nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính...

Gọiy0: chỉ tiêu kỳ gốc y1: chỉ tiêu kỳ phân tích

y

: Chỉ tiêu so sánh

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

y = y1 y0

Phương pháp này dùng để xem xét các chỉ tiêu kinh tế có bị biến động hay không, nếu có tìm ra nguyên nhân gây ra sự biến động đó để đưa ra biện pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc nhằm thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

% 100 0 0 1     y y y y

Phương pháp này dùng để phản ánh rõ tình hình biến động, mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian xác định nào đó. [3, tr.18]

2.2.2.2 Phương pháp tỷ số

Là phương pháp phân tích một số khoản mục trong các báo cáo tài chính. Phương pháp này sử dụng để phân tích các nhóm tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá chính xác tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

2.2.2.3 Phương pháp đồ thị

Là phương pháp biểu diễn các số liệu thông qua các bảng biểu, đồ thị để đánh giá xu hướng và tốc độ thay đổi của các chỉ tiêu. Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong phần phân tích kết cấu tài sản – nguồn vốn, phân tích và so sánh các tỷ số. [5, tr.11]

2.2.2.4 Phương pháp Dupont

Nghiên cứu tác động liên hoàn của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. [5, tr.12]

Hình 1: MÔ HÌNH DUPONT

Tỷ suất lợi nhuận theo tài sản

Tỷ lệ lãi theo doanh thu Vòng quay của tài sản

Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản Tổng chi phí Doanh thu thuần Tổng tài sản ngắn hạn Tổng tài sản dài hạn Chi phí ngoài sản xuất Chi phí trong sản xuất Vốn vật tư hàng hóa Vốn bằng tiền, phải thu

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN ÂN MIỀN TÂY 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây

Tên công ty: Công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây

Tên giao dịch quốc tế: Tuan An Mien Tay Joint – Stock Company Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần

Địa chỉ: 40 D Đường 3/2 Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ Điện thoại: 07103.781536

Mã số thuế: 1800716570 Vốn điều lệ: 4.000 triệu đồng

Lĩnh vực kinh doanh: Mua bán kinh doanh thiết bị điện.

3.1.2 Lịch sử hình thành

Công ty cổ phần tập đoàn Tuấn Ân là một tập đoàn sản xuất và kinh doanh trong ba lĩnh vực là thiết bị điện, năng lượng và xây dựng được ra đời năm 1987. Tiền thân của công ty là cơ sở sản xuất Tuấn Ân. Đến năm 2008, công ty đã tổ chức cơ cấu lại thành công ty cổ phần tập đoàn Tuấn Ân gồm các công ty thành viên trãi dài trên cả nước Việt Nam. Trong đó, có một công ty chính là công ty TNHH SX và TM thiết bị điện Tuấn Ân đảm nhiệm sản xuất – kinh doanh, xuất nhập khẩu và một nhà máy sản xuất thiết bị điện.

Vào ngày 1/7/2008, công ty cổ phần tập đoàn Tuấn Ân bắt đầu triển khai hoạt động thành lập một công ty thành viên tại Cần Thơ với tên là công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây.

Ban đầu công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây mới hoạt động với vốn điều lệ được đăng ký là 3.200 triệu đồng. Nhưng đến ngày 20 tháng 02 năm 2009, công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ tăng lên 4.000 triệu đồng.

Thị trường kinh doanh của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây chủ yếu là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là Cần Thơ cho nên công ty phải chịu sự cạnh tranh rất lớn với các công ty khác cùng ngành. Song do tập đoàn Tuấn Ân có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất và xuất nhập khẩu các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế ISO. Do đó, công ty Tuấn Ân Miền Tây được đảm bảo về khả năng cung cấp hàng đúng thời gian và đúng chất lượng. Với những thuận lợi đó, hiện nay công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây cũng đã gặt hái được những thành công nhất định và từng bước khẳng định mình như hiện nay hầu hết các công ty xây lắp và thương mại tại Cần Thơ ở các tỉnh trong khu vực đồng bằng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tuấn ân miền tây tại cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)