Về cơ cấu tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tuấn ân miền tây tại cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 96 - 97)

Nhìn chung trong hai năm 2011 và 2011 công ty có cơ cấu tài chính chưa phù hợp với quy mô và tình hình thực tế của công ty và chủ yếu là cơ cấu tài sản còn nhiều khoản đầu tư không hiệu quả dẫn đến lãng phí nguồn vốn của công ty. Cụ thể như sau:

Cơ cấu của tài sản:

Vốn bằng tiền: Công ty có vốn bằng tiền tương đối lớn, không ổn định và đang có xu hướng giảm bởi nhu cầu tài trợ của vốn bằng tiền trong công ty đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên hiện tại trong hai năm 2011 và 2012 công ty có lượng vốn bằng tiền đủ để thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn và đủ để tài trợ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh.

Hàng tồn kho: Tăng mạnh trong hai năm 2011 và 2012, điều này chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách đầu tư vào hàng tồn kho. Tuy nhiên điều này là không phù hợp, nguyên nhân là do công ty đầu tư vốn vào hàng tồn kho nhiều hơn so với nhu cầu của thị trường và vòng quay hàng tồn kho của công ty lại thấp dẫn đến tình trạng vốn của công ty bị ứ đọng nhiều ở trạng thái hàng hóa. Điều này kéo theo khả năng luân chuyển vốn để sinh lợi kém, do đó hoạt động đầu tư vào hàng tồn kho của công ty trong hai năm này là không hiệu quả.

Khoản phải thu: Tăng lên qua các năm và chủ yếu là do bị khách hàng chiếm dụng vốn. Trong năm 2011 khoản phải thu có giảm nhưng đến năm 2012 thì khoản phải thu lại tăng trở lại. Tuy nhiên, cả hai năm công ty đều có khoản phải thu cao, nguyên nhân là do vòng quay các khoản phải thu của khách hàng

thấp và kéo dài dẫn đến công tác thu hồi nợ chậm. Do đó, công ty cần phải siết chặt công tác thu hồi nợ hơn để tránh rủi ro cho công ty khi khách hàng không có khả năng thanh toán.

TSCĐ: Tăng lên trong năm 2011, điều này chứng tỏ công ty đang thực hiện kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh. Sang năm 2012 công ty có đầu tư mua thêm TSCĐ hữu hình, song khoản đầu tư này là không hiệu quả vì tài sản mua về không được mang vào sử dụng. Ngoài ra, không phát sinh thêm bất kỳ khoản nào nữa bởi TSCĐ của công ty vẫn còn tốt.

Cơ cấu nguồn vốn:

Nguồn vốn chủ sở hữu: ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Trong ba năm 2010, 2011 và 2012 nguồn vốn chủ sở hữu không những đủ khả năng trang trải cho TSDH mà còn đầu tư vào một phần TSNH. Điều này cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu công ty là mạnh do đó công ty cần phải có chính sách quản lý và đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu hiệu quả tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn có sẳn của bản thân.

Nợ phải trả: các khoản nợ phải trả không ổn định trong ba năm từ 2010 đến 2012. Năm 2010 là năm có các khoản nợ phải trả cao nhất và chủ yếu là nợ người cung cấp hàng hóa. Qua đó cho thấy năm 2010 công ty chiếm dụng vốn của người cung cấp. Năm 2011 công ty có các khoản nợ phải trả giảm nguyên nhân là do công ty đã thực hiện thanh toán cho người bán những khoản nợ đến hạn, công ty đã giảm chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Sang năm 2012 nợ phải trả có xu hướng tăng lên chủ yếu là do nợ người cung cấp bởi các khoản này chưa đến hạn cần thanh toán. Và trong giai đoạn này biểu hiện của công ty là có nguồn vốn đủ đảm bảo cho thanh toán các khoản nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tuấn ân miền tây tại cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 96 - 97)