Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tuấn ân miền tây tại cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 66 - 69)

Qua số liệu phân tích ở bảng 7 cho ta thấy:

Cuối năm 2011, tổng tài sản của công ty đang quản lý và sử dụng là 4.932 triệu đồng, trong đó TSLĐ là 2.693 triệu đồng chiếm tỷ lệ 54,6%. So với cuối năm 2010, tổng tài sản giảm xuống 902 triệu đồng với tỷ lệ giảm 15,46%. Nguyên nhân giảm là do tài sản ngắn hạn giảm 3.131 triệu đồng trong khi tài sản dài hạn chỉ tăng được 2.229 triệu đồng. Điều đó cho thấy quy mô về vốn của công ty giảm xuống trong năm 2011. Đến cuối năm 2012, tổng tài sản của công ty là 5.049 triệu đồng, trong đó TSLĐ là 4.822 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 95,5%. So với cuối năm 2011, tổng tài sản tăng lên 117 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 2,27% (tăng là do TSLĐ tăng 2.129 triệu đồng, TSCĐ giảm 2.012 triệu đồng). Kết quả cho thấy quy mô vốn của công ty tăng lên trong năm 2012.

Như vậy, nguồn vốn của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây trong năm 2011 giảm và trong năm 2012 quy mô vốn của công ty được cải thiện và tăng lên. Bên cạnh đó, với cơ cấu nguồn vốn không ổn định qua các năm cũng có thể sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh của công ty bị biến động theo. Tuy nhiên, kết luận này cũng chưa hẳn là luôn đúng với mọi trường hợp. Do đó, ta sẽ tiếp tục đi vào xem xét và phân tích từng khoản mục tài sản để xem cơ cấu vốn phân bổ vào tài sản có hợp lý chưa và biến động của nguồn vốn có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh doanh của công ty.

Ta thấy TSCĐ của công ty trong năm 2011 tăng 2.229 triệu đồng, điều này thể hiện cơ sở vật chất đã được tăng cường. Ngoài ra, năm 2011 công ty có tỷ

trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản tăng lên 45,23% (tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2010 là 0,17%, năm 2011 là 45,4%) cho thấy công ty quan tâm đến đầu tư để tăng hiệu quả kinh doanh. Đây là một dấu hiệu khả quan đối với công ty. Tuy nhiên, trong khi tài sản dài hạn của công ty tăng thì TSLĐ năm 2011 so với năm 2010 giảm 3.131 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 53,76%, qua bảng 6 cho thấy số giảm đó chủ yếu là do giảm tiền và các khoản tương đương tiền, giảm khoản phải thu còn hàng tồn kho lại tăng lên. Điều này cho thấy ở thời điểm 2011, khả năng thanh toán nhanh của công ty là giảm xuống, nếu gặp các khoản giao dịch tiền lớn công ty sẽ gặp khó khăn. Còn các khoản phải thu giảm 193 triệu đồng với tỷ lệ giảm 18,67%, chủ yếu là thu được tiền từ các thanh toán của khách hàng. Điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng đến vấn đề thu hồi vốn, giảm rủi ro cho công ty. Bên cạnh đó, hàng tồn kho được dự trữ nhiều sẽ làm cho nguồn vốn kinh doanh của công ty bị ứ đọng, điều này là không tốt đối với công ty. Đặc biệt, trong giai đoạn kinh tế khó khăn công ty cần có nhiều vốn để quay vòng kinh doanh.

Bảng 7: TỔNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN ÂN MIỀN TÂY GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 so với năm

2010

Năm 2012 so với năm 2011 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % A Tài sản ngắn hạn 5.824 99,83 2.693 54,60 4.822 95,50 (3.131) -45,23 2.129 40,90 I Tiền và các khoản tương đương tiền

4.072 69,92 723 26,85 864 17,92 (3.349) -43,07 141 -8,93 II Các khoản phải thu ngắn hạn 1.034 17,75 840 31,19 1.909 39,59 (193) 13,44 1.069 8,4 III Hàng tồn kho 718 12,33 1.120 41,59 2.049 42,49 402 29,26 929 0,90 IV Tài sản ngắn hạn khác - - 10 0,37 - - - - (10) -0,37 B Tài sản dài hạn 10 0,17 2.239 45,40 227 4,50 2.229 45,23 (2.012) -40,90 I Tài sản cố định 10 100 2.239 100 227 100 2.229 - (2012) - TỔNG TÀI SẢN 5.834 100 4.932 100 5.049 100 (902) - 117 -

Qua năm 2012, tỷ trọng TSDH trong tổng số tài sản giảm 40,9% tương đương giảm giá trị giảm là 2.012 triệu đồng. Điều này cho thấy năm 2012 cơ sở vật chất của công ty không được đầu tư nhiều bởi công ty không có thêm kế hoạch mở rộng kinh doanh, do đó nhu cầu về cơ sở vật chất của công ty trong năm là không nhiều. Trong khi TSDH của công ty là giảm thì TSNH của công ty lại tăng lên và tăng 2.129 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 79,06%, chủ yếu là do khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên. Qua đây phản ánh được năm 2012 khả năng luân chuyển vốn của công ty là kém, vốn của công ty tồn tại chủ yếu trong hàng tồn kho và khoản phải thu. Cụ thể, giá trị hàng tồn kho năm 2012 là 2.049 chiếm tỷ trọng 42,49% trong tổng số TSNH, tăng 929 triệu đồng so với năm 2011. Như vậy trong năm 2012, tình hình hàng tồn kho của công ty đã không được giảm mà còn tăng hơn so với năm 2011. Còn đối với khoản phải thu năm 2012 của công ty là 1.909 triệu đồng tăng 1.069 triệu này, còn số này rất nguy hiểm đối với tình hình tài chính của công ty bởi nếu khả năng thanh toán của khách hàng kém hay khách hàng mất khả năng thanh toán thì rủi ro thu hồi nợ của công ty tăng lên. Điều này xảy ra là do công ty chú trọng đến việc phân tích khả năng thanh toán của khách hàng, công ty chỉ quan tâm đến việc chạy doanh số bán hàng, đây là một điều rất nguy hiểm đối với công ty.

Qua phân tích trên, ta có thể kết luận: cơ cấu phân bổ vốn của công ty chưa thật sự tốt, trong ba năm 2010, 2011 và 2012 tình hình này chưa được cải thiện. Mặc dù, công ty cũng chú trọng tăng các loại tài sản cần thiết để mở rộng quy mô và tăng hiệu quả kinh doanh. Song, công ty lại chưa có các chính sách phù hợp để giảm các loại tài sản không cần thiết hay những loại tài sản dẫn đến rủi ro cho công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tuấn ân miền tây tại cần thơ giai đoạn 2010 2012 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)