TUẤN ÂN MIỀN TÂY GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 THÔNG QUA ĐẲNG THỨC DUPONT
Sau khi tính toán dựa theo đẳng thức Dupont ta có sơ đồ phản ánh tình trạng tài chính của công ty cổ phần Tuấn Ân giai đoạn 2010 – 2012 như sau:
Hình 9: SƠ ĐỒ DUPONT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN ÂN MIỀN TÂY GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây và tác giả tính toán
Lợi nhuận/ Doanh thu Năm 2010 = 1,94 % Năm 2011 = 1,49 % Năm 2012 = 1,37 %
Lợi nhuận/ Tài sản có Năm 2010 = 0,68 % Năm 2011 = 0,99 % Năm 2012 = 0,99 % Lợi nhuận/ Tài sản có
Năm 2010 = 1,34 % Năm 2011 = 1,48 % Năm 2012 = 1,35 %
Doanh thu thuần Năm 2010 = 4.011 Năm 2011 = 4.890 Năm 2012 = 4.977
Lợi nhuận thuần Năm 2010 = 78 Năm 2011 = 73 Năm 2012 = 68
Doanh thu thuần Năm 2010 = 4.011 Năm 2011 = 4.890 Năm 2012 = 4.977 Tài sản có Năm 2010 = 5.834 Năm 2011 = 4.932 Năm 2012 = 5.049
Doanh thu thuần Năm 2010 = 4.011 Năm 2011 = 4.890 Năm 2012 = 4.977 Tổng chi phí Năm 2010 = 3.935 Năm 2011 = 4.818 Năm 2012 = 5.001 Vốn cố định Năm 2010 = 10 Năm 2011 = 2.239 Năm 2012 = 227 Vốn lưu động Năm 2010 = 5.824 Năm 2011 = 2.693 Năm 2012 = 4.822 Chi phí quản lý Năm 2010 = 208 Năm 2011 = 169 Năm 2012 = 153 Chi phí tài chính Năm 2010 = 1 Năm 2011 = 2 Năm 2012 = 2 Chi phí bán hàng Năm 2010 = 34 Năm 2011 = 70 Năm 2012 = 56 Giá vốn hàng bán Năm 2010 = 3.692 Năm 2011 = 4.577 Năm 2012 = 4.790
Khoản phải thu Năm 2010 = 1.034 Năm 2011 = 840 Năm 2012 = 1.909 Hàng tồn kho Năm 2010 = 718 Năm 2011 = 1.120 Năm 2012 = 2.049 Vốn bằng tiền Năm 2010 = 4.072 Năm 2011 = 733 Năm 2012 = 864
Dựa vào sơ đồ Dupont của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản chịu tác động bởi hai nhân tố đó là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (phía bên trái sơ đồ) và doanh thu trên tổng tài sản (phía bên phải sơ đồ).
Phía bên trái sơ đồ phản ánh mức lợi nhuận trên doanh thu thuần. Sau khi cộng lại tất cả các khoản chi phí được liệt kê ở cuối sơ đồ ta được tổng chi phí. Lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí ta sẽ được lãi thuần. Và khi chia lợi nhuận thuần cho doanh thu ta được tỷ suất sinh lợi của doanh thu.
Phía bên phải sơ đồ phản ánh số vòng quay của toàn bộ vốn của công ty. Sau khi cộng các khoản mục được liệt kê ở cuối sơ đồ gồm vốn bằng tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho ta sẽ được tổng vốn lưu động. Tổng vốn lưu động và vốn cố định chính là tổng vốn công ty sử dụng. Và khi chia doanh thu cho tổng vốn ta sẽ biết số vòng quay của vốn.
Qua kết quả biểu thị trên sơ đồ ta có thể đánh giá như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty luôn biến động, thấp nhất là tại thời điểm năm 2012 chỉ đạt 1,37%, năm 2011 đạt được 1,49% và năm 2010 là năm đạt cao nhất 1,94%. Con số này cho thấy năm 2011 tỷ số này giảm 0,57% so với năm 2010, nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí tăng 22,44% lớn hơn so với tốc độ tăng của doanh thu là 21,91% kéo theo lợi nhuận sau thuế của công ty giảm. Kết quả này cho thấy công ty chưa quản lý các khoản chi phí hiệu quả.
Đến năm 2012, tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu là 1,37%, thấp nhất trong ba năm tài chính đang nghiên cứu. Nguyên nhân cũng là do tốc độ tăng của chi phí 3,79% lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu là 1,18% kéo theo lợi nhuận ròng của công ty giảm. Kết quả này cho thấy trong năm 2012 công ty đã cố gắng tiết kiệm chi phí tuy nhiên công tác bán hàng của công ty trong năm này lại không đạt hiệu quả bởi kết quả thực tế đã phản ánh doanh thu của công ty trong năm 2012 tuy có tăng nhưng tốc độ tăng là không cao.
Qua đó cho thấy công ty cần phải có những chính sách phù hợp để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả công tác bán hàng để đạt được doanh thu cao.
Bên cạnh đó, khi xem xét sơ đồ Dupont của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây ta thấy vòng quay tổng tài sản của công ty không ổn định. Năm 2010 là 0,68 vòng, năm 2011 và năm 2012 đều là 0,99 vòng. Con số này thể hiện năm 2011 vòng quay tổng tài sản của công ty tăng 0,31 vòng tương ứng tăng 45,59%. Nguyên nhân tăng là do doanh thu thuần tăng 879 triệu đồng với tốc độ tăng là 21,91%, trong khi đó thì tổng tài sản của công ty giảm 902 triệu đồng tương đương 15,46%.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY TUẤN ÂN MIỀN TÂY 5.1 NHẬN XÉT CHUNG
Qua toàn bộ quá trình phân tích chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây như sau:
5.1.1 Về cơ cấu tài chính
Nhìn chung trong hai năm 2011 và 2011 công ty có cơ cấu tài chính chưa phù hợp với quy mô và tình hình thực tế của công ty và chủ yếu là cơ cấu tài sản còn nhiều khoản đầu tư không hiệu quả dẫn đến lãng phí nguồn vốn của công ty. Cụ thể như sau:
Cơ cấu của tài sản:
Vốn bằng tiền: Công ty có vốn bằng tiền tương đối lớn, không ổn định và đang có xu hướng giảm bởi nhu cầu tài trợ của vốn bằng tiền trong công ty đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên hiện tại trong hai năm 2011 và 2012 công ty có lượng vốn bằng tiền đủ để thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn và đủ để tài trợ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh.
Hàng tồn kho: Tăng mạnh trong hai năm 2011 và 2012, điều này chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách đầu tư vào hàng tồn kho. Tuy nhiên điều này là không phù hợp, nguyên nhân là do công ty đầu tư vốn vào hàng tồn kho nhiều hơn so với nhu cầu của thị trường và vòng quay hàng tồn kho của công ty lại thấp dẫn đến tình trạng vốn của công ty bị ứ đọng nhiều ở trạng thái hàng hóa. Điều này kéo theo khả năng luân chuyển vốn để sinh lợi kém, do đó hoạt động đầu tư vào hàng tồn kho của công ty trong hai năm này là không hiệu quả.
Khoản phải thu: Tăng lên qua các năm và chủ yếu là do bị khách hàng chiếm dụng vốn. Trong năm 2011 khoản phải thu có giảm nhưng đến năm 2012 thì khoản phải thu lại tăng trở lại. Tuy nhiên, cả hai năm công ty đều có khoản phải thu cao, nguyên nhân là do vòng quay các khoản phải thu của khách hàng
thấp và kéo dài dẫn đến công tác thu hồi nợ chậm. Do đó, công ty cần phải siết chặt công tác thu hồi nợ hơn để tránh rủi ro cho công ty khi khách hàng không có khả năng thanh toán.
TSCĐ: Tăng lên trong năm 2011, điều này chứng tỏ công ty đang thực hiện kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh. Sang năm 2012 công ty có đầu tư mua thêm TSCĐ hữu hình, song khoản đầu tư này là không hiệu quả vì tài sản mua về không được mang vào sử dụng. Ngoài ra, không phát sinh thêm bất kỳ khoản nào nữa bởi TSCĐ của công ty vẫn còn tốt.
Cơ cấu nguồn vốn:
Nguồn vốn chủ sở hữu: ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Trong ba năm 2010, 2011 và 2012 nguồn vốn chủ sở hữu không những đủ khả năng trang trải cho TSDH mà còn đầu tư vào một phần TSNH. Điều này cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu công ty là mạnh do đó công ty cần phải có chính sách quản lý và đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu hiệu quả tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn có sẳn của bản thân.
Nợ phải trả: các khoản nợ phải trả không ổn định trong ba năm từ 2010 đến 2012. Năm 2010 là năm có các khoản nợ phải trả cao nhất và chủ yếu là nợ người cung cấp hàng hóa. Qua đó cho thấy năm 2010 công ty chiếm dụng vốn của người cung cấp. Năm 2011 công ty có các khoản nợ phải trả giảm nguyên nhân là do công ty đã thực hiện thanh toán cho người bán những khoản nợ đến hạn, công ty đã giảm chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Sang năm 2012 nợ phải trả có xu hướng tăng lên chủ yếu là do nợ người cung cấp bởi các khoản này chưa đến hạn cần thanh toán. Và trong giai đoạn này biểu hiện của công ty là có nguồn vốn đủ đảm bảo cho thanh toán các khoản nợ.
5.1.2 Về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán tổng quát và thanh toán ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo trong ba năm đề tài nghiên cứu và nó đang có xu hướng tăng dần. Điều này phản ánh khả năng thanh toán của công ty trong tương lai là khá tốt. Khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng tương đối tốt và cũng có xu hướng tăng qua các năm, duy chỉ có năm 2011 do công ty phải thanh toán cho các
khoản nợ đến hạn nên dẫn đến lượng tiền của công ty có phần giảm dẫn đến khả năng thanh toán của công ty có phần giảm xuống, tuy nhiên nó không đáng kể.
Mặt khác, trong giai đoạn này công ty đem vốn đi đầu tư nhưng không mang lại hiệu quả do vốn bị ứ đọng vào trong hàng tồn kho và bị khách hàng chiếm dụng song công ty vẫn có khả năng thanh toán tốt. Điều này chứng tỏ bản thân công ty có nguồn vốn là dồi dào, công ty cần khai thác điểm mạnh này để mở rộng quy mô kinh doanh của mình nhằm đạt lợi nhuận cao.
5.1.3 Về hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa cao và không tốt, chưa đem lại hiệu quả tối ưu. Khả năng tiêu thụ có xu hướng tăng và doanh thu đạt được cũng ở mức cao, nhưng do chi phí cũng tăng cao dẫn đến lợi nhuận mang lại từ nguồn vốn bị hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn còn kém là do chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế đang gặp khó khăn, giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa đều leo thang và sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty dẫn đến tình trạng công ty không quản lý tốt các chi phí phát sinh. Đồng thời, còn do công ty đầu tư vốn vào hàng tồn kho quá nhiều trong khi nhu cầu thị trường thấp hơn và công ty cũng chưa có chính sách thu nợ từ khách để tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều dẫn đến vốn kinh doanh của công ty bị ứ động không luân chuyển tốt cho nên khả năng sinh lợi của vốn không cao.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY TUẤN ÂN MIỀN TÂY
5.2.1 Điều chỉnh lại cơ cấu tài sản
Đối với các khoản phải thu: công ty cần thực hiện một số biện pháp siết chặt chính sách thu tiền từ khách hàng, giảm số ngày thu tiền xuống để tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian dài. Đồng thời, công ty cần thực hiện các công việc phân tích tài chính, phân tích khả năng thanh toán của khách hàng. Điều này sẽ làm cở sở cho công ty căn cứ vào đó để xây dựng các chính sách bán hàng phù hợp, quy định ra những hạn mức bán chịu nhất định đối với từng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng cần có thêm những
chính sách chiết khấu phù hợp để khuyến khích cho khách hàng trả tiền sớm hơn quy định.
Đối với hàng tồn kho: mặc dù công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên đòi hỏi lượng hàng tồn kho dự trữ lớn. Tuy nhiên, công ty cần phải thực hiện công việc nghiên cứu và phân tích thị trường thường xuyên để nắm được diễn biến và nhu cầu của thị trường cũng như xu hướng tiêu dùng của khách hàng để xây dựng kế hoạch dự trữ hàng tồn kho tối ưu, giảm chi phí hàng tồn kho giúp cho dòng tiền được luân chuyển tốt hơn. Và điều này cũng giúp cho công ty hạn chế được rủi ro khi giá hàng dự trữ bị giảm, bị mất hay bị hư hỏng…
5.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Quản lý chi phí giá vốn hàng bán: công ty phải xây dựng định mức chi phí vận chuyển cho phù hợp để tiết kiệm chi phí nhằm hạn chế giá vốn hàng bán tăng lên. Công ty nên lập kế hoạch mua hàng rõ ràng và tập hợp các đơn đặt hàng lại để thực hiện giao dịch một lần để tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
Quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý: Công ty cần lập dự toán ngắn hạn cho các khoản chi như tiền điện, điện thoại, nước, chi cho nhân viên đi công tác, họp hội… để có chính sách quản lý tốt các loại chi phí có thể phát sinh trong một thời gian nhất định.
Phân công lao động hợp lý, sử dụng các máy móc, thiết bị và phần mềm hiện đại để công việc có thể giải quyết nhanh gọn, chính xác giảm được chi phí thời gian, đi lại và chi phí về con người cho công ty…
Quản lý hàng tồn kho: Do công ty có lượng hàng tồn kho lớn và hàng hóa của công ty chủ yếu là các thiết bị điện, lưới điện nên dễ bị sét hay sứt các mạch điện… cho nên công ty cần phải có công tác bảo quản đúng tiêu chuẩn quy định. Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng và thất thoát hàng hóa.
5.2.3 Các biện pháp khác
- Đối với con người: công ty xác định con người là nhân tố quan trọng quyết định đến thành công của công ty. Do đó, công ty cần có những chính sách hỗ trợ để phát huy tối đa khả năng của nhân tố này như sau:
- Tạo môi trường làm việc thoải mái, thuận lợi để phát huy hết năng lực của từng cá nhân. Bên cạnh đó, cũng tùy vào sở trường của từng người mà có sự phân công, sắp xếp công việc cho phù hợp để kích thích được khả năng đam mê của con người nhằm tăng hiệu quả làm việc.
- Có chính sách tăng lương, thưởng cho các cá nhân làm việc hiệu quả và có nhiều đóng góp có giá trị cho công ty.
- Có các kế hoạch tuyển dụng phù hợp với nhu cầu của công ty, tùy vào vị trí làm việc mà tuyển dụng cho phù hợp. Mặt khác, công ty cần tổ chức huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho những nhân viên mới. Tổ chức tập huấn định kỳ cho những nhân viên cũ để mọi người có thể nắm bắt được tình hình thực tế và mục tiêu của công ty để có kế hoạch làm việc cho hiệu quả.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Tây là một công ty chuyên cung cấp các loại thiết bị điện và lưới điện với lợi thế là nằm ngay trung tâm của thành phố Cần Thơ, đây là vị trí đầu mối của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, thị phần của công ty có tiềm năng ngày càng được mở rộng, số lượng khách hàng ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, công ty đạt được nhiều thành tựu là nhờ vào sự nổ lực, năng động của toàn thể công ty từ ban lãnh đạo đến các nhân viên trong các bộ phận.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, tình hình tài chính của công ty có thể tóm tắt lại thành những điểm chính như sau:
- Doanh thu tăng qua các năm do công tác bán hàng của công ty hiệu quả,