- Thôn, khu phố Cơ quan
5 Tỷ kệ khách sạn, nhà nghỉ, khối DN đăng ký khai trương xây dựng văn hóa
4.1.1 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho phát triển du lịch
Thị xã Sầm Sơn được thiên nhiên ban tặng cho một điều kiện tốt để phát triển hoạt động du lịch. Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu trong lành, nguồn hải sản phong phú, đặc biệt có bờ biển bằng phẳng kéo dài hơn 9km đã tạo nên các yếu tố tổng hợp để hình thành một khu du lịch nghỉ mát lý tưởng từ đó tạo cơ sở cho phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Bên cạnh đó là sự hình thành lâu đời của nền văn hóa, con người nơi đây đã sáng tạo ra những câu truyện kể, những truyền thuyết ca ngợi công đức của các vị thần linhgắn với nhiều lễ hội truyền thống đã mang lại ý nghĩa lớn cho hoạt động du lịch.
Nhờ vào điều kiện tự nhiên và nhân văn phong phú nên Sầm Sơn có điều kiện phát triển đa dạng và đan xen các loại hình du lịch như:
- Du lịch tắm biển, nghỉ mát và dưỡng sức - Du lịch văn hóa – thể thao và lễ hội;
- Du lịch tham quan vãn cảnh danh thắng, di tích, làng nghề; - Du lịch thể thao mạo hiểm;
- Du lịch sinh thái (nhà vườn, rừng cây, đảo, hồ nước); - Du lịch hội nghị, hội thảo, nghiên cứu viết văn…
Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tại Sầm Sơn, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cũng được đầu tư phát triển.
Hệ thống cơ sở hạ tầng
Trong thời gian qua khu du lịch Sầm Sơn đã được cải tạo nâng cấp và mở rộng nhiều tuyến đường cũ, mở thêm một số đường mới, làm cho giao thông trong khu du lịch Sầm Sơn và các vùng phụ cận được thuận tiện, khang trang hơn.Đến năm 2010 toàn thị xã có 85% diện tích đường giao thông đã được nhựa – bê tônghóa, trong đó 70% các tuyến đường chính được chiếu sáng.
Mạng lưới điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh tại Sầm Sơn được quan tâm đầu tư nâng cấp, đến nay toàn thị xã có 141 trạm biến áp với 27km đường dây 35KV; 35,7km đường dây 22KV với tổng dung lượng đạt 29.605 KVA cung cấp điện ổn định cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng quá tải trong những ngày cao điểm đón khách.
Để đáp ứng đủ nguồn nước sạch cho nhân dân và du khách tại Sầm Sơn, công ty nước sạch Thanh Hóa đã đầu tư hệ thống ống dẫn nước đến từng khu vực, phường, xã, thôn, xóm. Trữ lượng nước dồi dào, chất lượng nước đảm bảo, cung cấp đầy đủ kể cả những ngày cao điểm tuy nhiên vẫn còn tình trạng sử dụng nước giếng khoan để giảm chi phí đầu vào ở một số đơn vị kinh doanh lưu trú. Hệ thống thoát nước thải và rác thải nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của một đô thị du lịch. Năm 2009 thị xã đã xây dựng hoàn thành hệ thống thoát nước thải cục bộ và đưa vào sử dụng ở hai phường nội thị Bắc Sơn và Trường Sơn.
Các mạng điện thoại di động đều đã được phủ song và đầu tư nâng cấp về khả năng kết nối và truển tải, đảm bảo thông suốt cho du khách và nhân đân, khắc phục được tình trạng quá tải trong thời gian cao điểm.
Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm điều dưỡng, làng du lịch… phát triển tương đối nhanh. Hệ thống cơ sở lưu trú khá đa dạng về loại hình, quy mô và tiêu chuẩn có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu, sở thích và nguồn tài chính khác nhau của du khách. Hiện nay số cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn có 320 cơ sở với 8.000 phòng, 17.600 giường khách, trong đó 17 khách sạn xếp sao (từ 1 đến 4 sao) và 111 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối thiểu còn lại chưa tham gia phân loại. Với số lượng cơ sở lưu trú như vậy Sầm Sơn có khả năng đáp ứng cùng một lúc khoảng 30.000 đến 40.000 lượt khách từ bình dân đến cao cấp tuy nhiên còn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách. Mặt khác có trên 70% là khách sạn, nhà nghỉ tư nhân có quy mô nhỏ, trình độ
quản lý còn yếu dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao, công tác đầu tư nâng cấp chưa được quan tâm đúng mức.
Hệ thống cơ sở ăn uống, nhà hàng phát triển tương đối nhanh. Tính đến nay đã có 472 cơ sở ăn uống, chưa kể đến hàng trăm kiốt và hàng quán nhỏ lẻ dọc các đường phố và bãi biển Sầm Sơn. Sầm Sơn có trữ lượng lớn hải sản trong đó có rất nhiều loại hải sản ngon, hiếm do đó có thể thấy những thực đơn phong phú, đa dạng tại các nhà hàng. Ngoài những món hải sản du khách còn có thể thưởng thức các món ăn đồng quê, ẩm thực và đặc sản theo vùng, miền… kể cả các món ăn Á, Âu.
Phương tiện vận chuyển du khách cũng được quan tâm phát triển nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại của du khách.Năm 2005 Sầên m Sơn đã khai trương bến xe chất lượng cao phục vụ các tuyến nội tỉnh và ngoại tỉnh, năm 2007 phối hợp với Công ty cổ phần xe khách Thanh Hóa và công ty cổ phần Taxi Mai Linh khai trương các tuyến xe buýt phục vụ các tour du lịch lữ hành từ Sầm Sơn đến các điểm danh lam thắng cảnh khác trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài các phương tiện vận chuyển trên du khách còn có thể di chuyển trong phạm vi khu du lịch bằng các phương tiện khác như xe xích lô (hơn 700 xe), xe điện (70 xe), xuồng máy (24 cái) và xe đạp đôi (300 xe) được phục vụ 24/24.
Công tác quản lý an ninh trật tự (ANTT), trật tự kinh doanh khuôn viên bãi biển luôn được đảm bảo. Tổng số có 3 đội ANTT liên ngành được bố trí tại 3 bãi tắm với quân số 31 người, trong đó công an thị xã 9 người và 22 người của Công ty cổ phần Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn được thành lập theo quyết định của Chủ tịch UBND thị xã. Các trang thiết bị, phương tiện làm việc được trang bị đầy đủ,các đội đã chủ động xử lý kịp thời các vụ việc về mất ANTT, trật tự kinh doanh, ép giá, ép khách…
Công tác cứu hộ cấp cứu biển được UBND thị xã xác định là công tác quan trọng, thường xuyên vì lượng khách tới Sầm Sơn thường rất đông. Lực lượng cứu hộ có 32 người trong đó 28 người làm công tác cứu hộ, 3 nhân viên y
tế cấp cứu, 1 lái xe kiêm chỉ đạo điều hành được lựa chọn tuyển dụng, tập huấn đúng quy trình và kỹ năng chuyên môn kinh nghiệm. Có 3 chòi canh, 2 tàu tuần tra và đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác cứu hộ như bình ôxi, các loại thuốc, phao cứu sinh, hệ thống biển báo, cờ báo hiệu nơi nguy hiểm cấm tắm… Đội cứu hộ được chia làm 3 tổ cắm chốt ở các vị trí, phân công ca trực thường xuyên.Ngoài ra công tác tuyên truyền về an toàn tắm biển được thực hiện thường xuyên trên loa truyền thanh bãi biển và tại các cơ sở lưu trú.
Dịch vụ vui chơi giải trí. Đến với Sầm Sơn du khách có thể thỏa thích tắm biển, dạo chơi trên các khuôn viên bãi biển, tìm hiểu huyền thoại thần Độc Cước, tham quan khu sinh thái Quảng Cư, khu du lịch văn hóa núi Trường Lệ, khám phá huyền tích Sầm Sơn, du khách còn có thể tham gia leo núi, cắm trại, câu cá, bơi thuyền chụp ảnh lưu niệm, hát Karaoke, massage, tham gia các trò vui chơi giải trí có thưởng, tham gia các môn thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…
Dịch vụ hàng lưu niệm. Sầm Sơn có rất nhiều quầy bán hàng lưu niệm kể cả ban đêm trên các trục đường, phân khu chức năng, trong các cơ sở lưu trú du lịch với nhiều mặt hàng phong phú, hấp dẫn. Hấp dẫn nhất đối với du khách là hải sản khô (tôm, mực, cá…) và các vật dụng đồ trang sức thủ công mỹ nghệ làm tại địa phương từ sản phẩm cây dừa, cọ, tre nứa và nguyên liệu từ biển.
Đến với Sầm Sơn khách du lịch còn được tư vấn hướng dẫn tham gia các Tour du lịch, chụp ảnh, thuê xe… và các dịch vụ văn hóa tâm linh khác.
Lao động phục vụ du lịch. Lao động trong ngành du lịch Sầm Sơn không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Năm 2010 số lao động trong ngành du lịch tăng lên đến 21.910 người, trong đó 43,4% lao động đã qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Tuy nhiên do tính thời vụ của du lịch tại Sầm Sơn, cao điểm là vào mùa hè nên rất khó thu hút lao động có tay nghề cao, làm ổn định trong các cơ sở lưu trú đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ rất ít. Từ năm 2007,
thị xã Sầm Sơn đã chủ động phối hợp với Sở Du lịch Thanh Hóa và các trường nghiệp vụ từ Trung ương đến địa phương tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày cho người lao động nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức văn hóa giao tiếp ứng xử trong hoạt động du lịch. Theo số liệu thống kê hàng năm thị xã tổ chức tập huấn cho hơn 3000 lao động tham gia dịch vụ du lịch, vì vậy chất lượng dịch vụ du lịch những năm gần đây ngày càng tốt hơn.