Sự hài lòng của du khách tại khu du lịch Sầm Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu sự hài lòng của du khách tại khu du lịch biển sầm sơn – thanh hóa (Trang 51 - 55)

- Lượt khách nội địa 1000 LK 1508,20 1803,00 2002,

4.2Sự hài lòng của du khách tại khu du lịch Sầm Sơn

4.2.1Thông tin chung về mẫu điều tra

Kết quả nghiên cứu trên tổng số 83 mẫu điều tra cho thấy du khách đến với khu du lịch Sầm Sơn có những đặc điểm chính như sau.

Về giới tính.Trong tổng số 83 mẫu điều trathì nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn, có 50 người là nam và chiếm tỷ lệ 60,24%.

Về độ tuổi. Độ tuổi của du khách được chia làm ba khoảng, dưới 25 tuổi thường là học sinh, sinh viên; độ tuổi từ 25 đến 35 thường là những người mới đi làm và mới lập gia đình; độ tuổi trên 35 thường là những người có gia đình và công việc ổn định. Trong ba nhóm này thì nhóm trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất đạt trên 42% và nhóm dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất khoảng 17%.

Bảng 4.2 Thông tin chung về du khách được điều tra STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Giới tính Nam 50 60,24 Nữ 33 39,76 2 Độ tuổi Dưới 25 tuổi 14 16,87 25 - 35 tuổi 34 40,96 Trên 35 tuổi 35 42,17

3 Nơi cư trú Trong tỉnh Thanh Hóa 41 49,40

Ngoài tỉnh Thanh Hóa 42 50,60

4

Nghề nghiệp

Học sinh - Sinh viên 11 13,25

Cán bộ, công nhân viên 53 63,86

Nghề nghiệp tự do - Làm ruộng - Ngành nghề khác 17 11 6 20,48 13,25 7,23 Đã nghỉ hưu 2 2,41 5 Thu nhập bình quân/nguời/ < 0.4 triệu đồng 11 13,25 0.4 - 2 triệu đồng 17 20,48 2 - 5 triệu đồng 47 56,63 > 5 triệu đồng 8 9,64 6 Trình độ học vấn

Dưới Trung học phổ thông 9 10,84

Tốt nghiệp trung học phổ thông 19 22,89 Đại học, cao đẳng, trung cấp 55 66,27 7 Số lần đến Sầm Sơn trong 5 năm gần đây Lần đầu tiên 15 18,07 1 - 2 lần 43 51,81 3 - 5 lần 25 30,12 8 Nguồn thông tin về Sầm Sơn

Qua truyền miệng 48 57,83

Qua sách báo, các phương tiện

thông tin đại chúng 15 18,07

Cả hai nguồn thông tin trên 20 24,10

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2011)

Về nơi cư trú. Du khách tại khu du lịch Sầm Sơn bao gồm khách nội tỉnh và khách từ nhiều tỉnh khác nhau, trong đó du khách nội tỉnh chiếm gần 50%, còn lại là các du khách đến từ các tỉnh lân cận và các tỉnh phía Bắc như Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Thái Nguyên…

Về nghề nghiệp. Qua quá trình điều tra cho thấy nhóm du khách là cán bộ, công nhân viên chiếm gần 65% và đến với mục đích chính là nghỉ ngơi.Nhóm du khách có nghề nghiệp tự do chiếm khoảng 20% trong đó chủ yếu là làm ruộng chiếm tỷ lệ 13,25% trong tổng số mẫu điều tra.Nhóm học sinh – sinh viên chiếm tỷ lệ 13,25% và chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là nhóm du khách đã nghỉ hưu.

Về thu nhập. Thu nhập bình quân trên tháng của du khách được chia thành bốn nhóm tương đương với bốn mức đời sống nghèo, trung bình, khá và giàu. Nhóm du khách có mức đời sống khá chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 57%, gần 10% du khách là người có mức thu nhập cao trên 5 triệu đồng/tháng, nhóm du khách có thu nhập dưới 400 nghìn đồng/tháng ở đây đều là học sinh, sinh viên và đang được trợ cấp từ gia đình.

Về trình độ học vấn. Học vấn của du khách được chia làm 3 nhóm, nhóm có trình độ dưới phổ thông trung học, nhóm có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học và nhóm có trình độ từ trung cấp trở lên. Trong tổng mẫu điều tra nhóm có tới 66% du khách có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học, thông thường nhóm du khách này sẽ có nhu cầu cao hơn các nhóm khác về các loại dịch vụ tại khu du lịch.

Về mức độ thường xuyên đến Sầm Sơn.Trong tổng số mẫu điều tra có 18% du khách lần đầu tiên đến Sầm Sơn, cảm nhận của nhóm này khi lần đầu tiên đến khu du lịch rất quan trọng vì nó quyết định việc du khách có quay trở lại nữa không. Chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là nhóm du khách không thường xuyên (>50%), trong 5 năm trở lại đây họ đến Sầm Sơn khoảng 1 đến 2 lần. Cuối cùng là nhóm du khách thường xuyên đến Sầm Sơn (3 đến 5 lần trong 5 năm) chiếm khoảng 30%.

Nguồn thông tin về Sầm Sơn. Một khu du lịch thường được biết đến thông qua các nguồn thông tin như truyền miệng, qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Có gần 60% du khách biết đến Sầm Sơn qua truyền miệng, có 18%

du khách biết đến Sầm Sơn chỉ nhờ vào các phương tiện thông tin đại chúng và hơn 20% du khách còn lại tiếp cận được cả hai nguồn thông tin.

Mục đích chính của du khách đến Sầm Sơn là đi lu lịch thăm quan, nghỉ ngơi, một phần rất nhỏtrong số du khách kết hợp với đến thăm bạn bè người thân, công việc kinh doanh hoặc đi lễ chùa tại Sầm Sơn.

Du khách lựa chọn khu du lịch Sầm Sơn bởi nhiều lý do như bãi biển đẹp, sóng to; điều kiện cơ sở vật chất thuận tiện; con người và văn hóa; ẩm thực; gần nơi sinh sống hoặc giá cả hợp lý.Theo kết quả của nghiên cứu thu được có tới 94% du khách lựa chọn khu du lịch biển Sầm Sơn vì một lý do quan trọng là bãi biển đẹp, sóng to. Lý do quan trọng thứ 2 được 77% du khách lựa chọn là ẩm thực nơi đây ngon và họ muốn được thưởng thức. Tuy nhiên hai yếu tố chính thu hút du khách ở đây lại là những yếu tố của tự nhiên, những yếu tố thuộc về con người, văn hóa, cơ sở vật chất do con người tạo ra thực sự chưa thu hút được du khách với một tỷ lệ du khách lựa chọn thấp hơn. Giá cả tại các khu du lịch, vui chơi là một vấn đề rất được khách hàng quan tâm, phần lớn du khách đến Sầm Sơn mong muốn sẽ có một mức giá cả hợp lý vừa phù hợp với khả năng chi tiêu của họ đồng thời giúp họ thấy vui vẻ, thỏa mãn khi chi tiêu.

Đồ thị 4.1: Nhận định của du khách về lý do chọn khu du lịch Sầm Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu sự hài lòng của du khách tại khu du lịch biển sầm sơn – thanh hóa (Trang 51 - 55)