Bác đánh cá và gã hung thần

Một phần của tài liệu Giáo án Kể chuyện 4-cả năm (Trang 33 - 39)

II I CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Bác đánh cá và gã hung thần

I - MỤC TIÊU

+ Rèn kĩ năng nói :

- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, học sinh biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu ; kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.

- Nắm được nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác).

+ Rèn kĩ năng nghe :

- Chăm chú nghe giáo viên kể chuyện, nhớ cốt truyện.

- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoa trong sách giáo khoa.

- 5 băng giấy để học sinh viết lời minh họa cho 5 tranh.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

5’ 35’

1’ 11’

20’

1 - Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

2 - Dạy học bài mới

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

- Giáo viên treo tranh, giới thiệu bài.

Hoạt động 2 : Giáo viên kể chuyện

- Giáo viên kể toàn truyện lần 1 : kể rõ từng chi tiết. Toàn truyện kể với giọng chậm rãi ở đoạn đầu, nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn sau, hào hứng ở đoạn cuối.

Kể phân biệt lời các nhân vật (gã hung thần : hung dữ, độc ác ; lời bác đánh cá : bình tĩnh, thông minh)

- Giáo viên kể, kết hợp giải nghĩa các từ khó :

ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn, …

- Giáo viên kể truyện lần 2 : vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.

- Giáo viên kể lần 3.

Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu bài tập

+ Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1-2 câu.

- Gọi 1 học sinh đọc to bài tập 1.

- Giáo viên dán lên bảng 5 tranh minh hoạ. Học sinh suy nghĩ, nói lời thuyết minh cho 5 tranh.

- Nghe giới thiệu bài. - Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh.

- Lớp đọc thầm.

- Mỗi em chỉ thuyết minh 1 tranh, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

3’

- Gọi phát biểu, nhận xét.

- Giáo viên nhận xét. Viết lời thuyết minh cho mỗi tranh.

Tranh 1 : Bác đánh cá kéo lưới mỗi ngày, cuối cùng được mẻ lưới, trong có 1 chiếc bình to.

Tranh 2 : Bác mừng lắm vì chiếc bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền.

Tranh 3 : Bác nạy nắp bình, và vô cùng kinh ngạc khi thấy từ trong bình một làn khói bay ra, tụ thành một con qsuỷ gớm ghiếc!

Tranh 4 : Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó. Con quỷ nói bác đánh cá đã tới ngày tận số.

Tranh 5 : Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt lại bình trả lại biển sâu.

+ Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức kể chuyện trong nhóm : Học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm, rồi kể cả câu chuyện. Sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

+ Thi kể trước lớp

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày. - Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần HS kể. - Tổ chức thi kể chuyện.

- Hướng dẫn trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

+ Nhờ đâu bác đánh cá nghĩ ra mưu kế khôn ngoan lừa con quỷ ?

+ Vì sao con quỷ lại chui trở lại trong bình ? + Câu chuyện có ý nghĩa gì ? (Câu chuyện ca ngợi bác đánh cá mưu trí, dũng cảm đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác)

- GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất.

3 - Củng cố, dặn dò

+ Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì ? - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị tiết học sau.

- Lớp đọc thầm. - Kể theo nhóm.

- Đại diện nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm kể 1 tranh.

- Học sinh nhận xét bạn kể. - 3-4 học sinh thi kể . - Trao đổi với các bạn kể.

- Qua câu chuyện, em thấy rằng chúng ta phải bình tĩnh, khôn ngoan trước kẻ thù. Phải biết trân trọng sự giúp đỡ của người khác.

Kể chuyện đã nghe, đã đọc

I - MỤC TIÊU

+ Rèn kĩ năng nói :

- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về một người có tài.

- Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về tính cách của nhân vật & ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện)

+ Rèn kĩ năng nghe :

- Chăm chú nghe giáo viên kể chuyện, nhớ cốt truyện.

- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số truyện viết về những người có tài : truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, truyện danh nhân, truyện thiếu nhi ; có thể tìm các truyện này trong sách báo cho thiếu nhi, sách Truyện đọc 4.

- Giấy khổ to viết dàn ý kể chuyện :

+ Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật.

+ Mở đầu câu chuyện (Chuyện xảy ra khi nào, ở đâu ?) + Diễn biến câu chuyện.

+ Kết thúc câu chuyện (số phận hoặc tình trạng của nhân vật chính) + Trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. + Nội dung câu chuyện (có hay, có mới không) + Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)

+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

5’

35’ 1’

10’

1 - Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu 1 học sinh kể 1, 2 đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần, nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét, ghi điểm.

2 - Dạy học bài mới

+ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

- Nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên kiểm tra học sinh đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào. Mời một số học sinh giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh kể chuyện

+ Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài

- Gọi 1 học sinh đọc đề bài, gợi ý 1, 2. - Hướng dẫn hc sinh phân tích đề bài. - Lưu ý học sinh :

+ Chọn đúng một câu chuyện em đã đọc hoặc đã

- Học sinh thực hiện yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe.

- HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp

- Lớp đọc thầm. HS đọc đề bài

22’

2’

nghe về một người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau, ở mặt nào đó (trí tuệ, sức khỏe)

+ Những nhân vật có tài được nêu làm ví dụ trong sách là những nhân vật các em đã biết qua các bài học trong sách giáo khoa. Nếu không tìm thấy được câu chuyện ngoài sách giáo khoa, em có thể chọn kể về một trong những nhân vật ấy. - Khi đó, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn chịu đọc, chịu nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hoặc ai đó kể lại) nên tự tìm được câu chuyện ngoài sach giáo khoa.

- Gọi học sinh nêu tên chuyện của mình.

+ Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

+ Kể chyện theo nhóm

- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm đôi.

- Nhắc nhở học sinh trước khi kể chuyện.

(Tham khảo SGV Tập II trang 30)

+ Thi kể chuyện trước lớp

- Mời học sinh xung phong kể chuyện

- Giáo viên dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.

- Giáo viên viết lần lượt lên bảng tên những học sinh tham gia thi kể và tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn

3 - Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Khen ngợi những học sinh kể hay, … - Chuẩn bị bài kể chuyện tuần 21.

- Học sinh tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình. Nói rõ câu chuyện kể về ai, tài năng đặc biệt của nhân vật, em đã nghe hoặc đã đọc truyện đó ở đâu.

- Học sinh kể chuyện theo nhóm đôi. Sau khi kể xong, học sinh cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Học sinh xung phong thi kể trước lớp.

- Mỗi học sinh kể chuyện xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại với bạn về nội dung câu chuyện.

- Học sinh cùng giáo viên bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất.

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

I - MỤC TIÊU

+ Rèn kĩ năng nói :

- Học sinh chọn được một câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt.

- Biết kể chuyện theo cách sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối hoặc chỉ kể về sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật (không cần kể thành câu chuyện).

- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên. + Rèn kĩ năng nghe :

- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng lớp viết đề bài.

- Giấy khổ to viết tắt gợi ý 3 (dàn ý cho 2 cách kể) - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện : + Nội dung (Kể có phù hợp với đề bài không ?) + Cách kể (Có mạch lạc, rõ ràng không ?) + Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

5’

1’ 17’

7’

1 - Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về một người có tài.

- Nhận xét, ghi điểm.

2 - Dạy học bài mới

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học. - Kiểm tra học sinh tìm đọc truyện ở nhà.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn kể chuyện

+ Tìm hiểu đề bài

- Gọi học sinh đọc đề bài, giáo viên dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ : khả năng, sức khoẻ đặc biệt, em biết.

- Gọi 3 học sinh đọc tiếp nối phần gợi ý.

+ Những người như thế nào thì được mọi người xem là người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt? Nêu ví dụ ?

- Học sinh thực hiện yêu cầu.

- Đọc đề bài. - Lớp đọc thầm.

- Những người có khả năng làm được những việc mà người bình thường không làm được, có tài năng, sức khoẻ hơn người bình thường.

+ Ví dụ :

- Am-tơ-rong : 7 lần vô địch giải đua xe đạp vòng quanh nước Pháp.

- Nguyễn Thuý Hiền nhiều lần giành huy chương vàng Đông Nam Á và thế

10’

15’

2’

- Nhắc học sinh : Kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu câu chuyện ở ngôi số ít, tôi hoặc em.

- Treo bảng phụ có ghi mục gợi ý 3.

- Giáo viên hướng dẫn tiếp : Có 2 cách kể : + Kể một câu chuyện cụ thể có đầu có cuối. + Kể một sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật mà không cần thành truyện.

+ Kể trong nhóm

- Yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm đôi. - Giúp đỡ nhóm yếu kể chuyện.

- Gợi ý các câu hỏi:

+ Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện ? Vì sao ?

+ Bạn có muốn làm được những việc như chị Hiền, bác Đông, … không ?

+ Bạn có khâm phục các nhân vật đó không ? Vì sao ?

+ Qua câu chuyện, bạn học được điều gì ?

+ Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện

- Tổ chức thi kể (dành nhiều thời gian cho học sinh kể)

- Gọi học sinh nhận xét bạn kể theo tiêu chí. - Bình chọn bạn có câu truyện hay, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.

- Tuyên dương học sinh.

3 - Củng cố, dặn dò

- Nhận xét về tiết học.

- Yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết học :

Con vịt xấu xí

giới môn Wushu.

- Vận động viên cử tạ, lực sĩ dùng răng kéo ô tô, …

- 2 học sinh đọc.

- Học sinh kể theo nhóm đôi, trao đổi với bạn nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Học sinh thi kể chuyện trước lớp. - Học sinh nhận xét theo tiêu chí. - Lớp và giáo viên bình chọn.

Một phần của tài liệu Giáo án Kể chuyện 4-cả năm (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w