Búp bê của ai? I MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu Giáo án Kể chuyện 4-cả năm (Trang 25 - 29)

II I CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Búp bê của ai? I MỤC TIÊU

I - MỤC TIÊU

+ Rèn kĩ năng nói :

- Nghe giáo viên kể câu chuyện Búp bê của ai?, nhớ được câu chuyện, nói đúng lời thuyết minh phù hợp với từng tranh minh họa trong sách giáo khoa. Kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.

- Hiểu truyện. Biết phát triển thêm phần kết của câu chuyện theo tình huống giả thiết. + Rèn kĩ năng nghe :

- Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.

- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.

- 6 băng giấy cho 6 học sinh thi viết lời thuyết minh cho 6 tranh + 6 băng giấy giáo viên đã viết sẵn lời thuyết minh.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

5’

1’ 10’

20’

1 - Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.

- Nhận xét, tuyên dương.

2 - Dạy học bài mới

+ Họat động 1 : Giới thiệu bài

- Nêu mục tiêu tiết học.

+ Hoạt động 2 : Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện

- Giáo viên kể lần 1.

Sau đó chỉ vào tranh minh họa giới thiệu lật đật (búp bê bằng nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm là bật dậy)

- Giáo viên kể lần 2, 3. Vừa kể vừa chỉ vào tranh.

+ Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu

Bài 1

- Gọi 1 học sinh đọc to bài 1.

- Yêu cầu học sinh tìm cho mỗi tranh một lời thuyết minh ngắn gọn, bằng 1 câu.

- Giáo viên gắn 6 tranh minh họa cỡ to lên bảng, mời 6 học sinh gắn 6 lời thuyết minh dưới mỗi tranh.

- Giáo viên gắn lời thuyết minh đúng thay thế lời thuyết minh chưa đúng.

- Học sinh thực hiện yêu cầu.

- Học sinh lắngnghe.

- Lắng nghe, nhìn hình minh hoạ.

- Lớp đọc thầm.

- Học sinh làm việc nhóm đôi, tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh

2’

- Gọi 1 học sinh đọc to lại lời thuyết minh.

(Tham khảo SGV Tập I trang 284)

- Nhắc học sinh : Có thể xem đó là cốt truyện, dựa vào cốt truyện, có thể kể được toàn bộ câu chuyện.

Bài 2

- Gọi 1 học sinh đọc to bài 2.

- Nhắc học sinh : Kể theo lời búp bê là nhập vai mình là búp bê để kể lại câu chuyện, nói ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Khi kể, học sinh phải dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. (tớ, mình, em)

- Gọi 1 học sinh giỏi kể đoạn đầu câu chuyện - Học sinh kể chuyện trong nhóm đôi.

- Thi kể trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3

- Gọi 1 học sinh đọc to bài 3.

- Yêu cầu lớp suy nghĩ các tình huống có thể xảy ra khi cô chủ cũ gặp lại búp bê trong tay cô chủ mới.

- Gọi 1 học sinh giỏi kể câu chuyện theo hướng đó.

3 - Củng cố, dặn dò

+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ? - Giáo viên nhắc nhở học sinh : Cần phải biết yêu quí, giữ gìn đồ chơi, ...

+ Hãy nói một lời khuyên với cô chủ cũ ? - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài 15

- Lớp đọc thầm.

- Lớp đọc thầm.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- Học sinh kể chuyện theo nhóm đôi, bạn bên cạnh bổ sung , góp ý cho bạn. - Đại diện các nhóm thi kể lại câu chuyện bằng lời của búp bê.

- Nhận xét, bình chọn chọn người kể chuyện hay nhất lớp.

- Lớp đọc thầm.

- Học sinh suy nghĩ, phát biểu.

- 1 học sinh giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách kết thúc mới.

Kể chuyện đã nghe, đã đọc

I - MỤC TIÊU

+ Rèn kĩ năng nói :

- Học kể lại tự nhiên, rõ ràng một câu chuyện đã đọc, đã nghe về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi.

- Hiểu câu chuyện, trao đổi được với các bạn về tính cách các nhân vật và ý nghĩa câu chuyện mình chọn kể.

+ Rèn kĩ năng nghe :

- Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.

- 6 băng giấy cho 6 học sinh thi viết lời thuyết minh cho 6 tranh + 6 băng giấy giáo viên đã viết sẵn lời thuyết minh.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

5’

35’ 1’ 12’

1 - Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 học sinh, mỗi em nhìn 3 tranh, đọc gợi ý dưới tranh - tiếp nối nhau kể lại truyện Búp bê của ai ? bằng lời kể của búp bê.

- Nhận xét, tuyên dương.

2 - Dạy học bài mới

+ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

- Nêu mục tiêu tiết học.

+ Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh hiểu các yêu cầu của bài tập

+ Xác định yêu cầu của đề bài

- Gọi học sinh đọc to đề bài.

- Giáo viên gạch chân từ ngữ quan trọng :

Kể một câu chuyện em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.

- Nhắc học sinh : Bài Cánh diều tuổi thơ không có nhân vật là đồ chơi, con vật gần gủi với trẻ nân không thể chọn kể.

+ Hướng dẫn học sinh tìm câu chuyện cho mình

- Giáo viên gợi ý cho học sinh kể 3 truyện đúng với chủ điểm.

+ Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi trẻ em ?

+ Truyện nào có nhân vật là những con vật gần gũi với trẻ em ?

- Nhắc học sinh : Trong 3 truyện được nêu làm ví dụ, chỉ có truyện Chú Đất Nung có trong sách

- Học sinh thự chiện yêu cầu.

- 2 học sinh đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm

20’

2’

giáo khoa, 2 truyện kia ở ngoài sách giáo khoa, học sinh phải tự tìm đọc. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài sách giáo khoa, các em có thể kể chuyện đã học.

- Gọi học sinh nêu tên câu chuyện sẽ kể.

+ Họat động 2 : Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- Nhắc học sinh : Kể chuyện phải có đầu có cuối để các bạn hiểu được. Kể tự nhiên, hồn nhiên. Cần kết truyện theo lối mở rộng - nói thêm về tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện để các bạn cùng trao đổi.

- Với những truyện khá dài, các em có thể chỉ kể 1, 2 đọan, dành thời gian cho các bạn khác cũng được kể.

+ Kể chuyện theo nhóm

- Yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm đôi.

+ Thi kể chuyện trước lớp

- Tổ chức thi kể chuyện.

3 - Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Tuyên dương những học sinh học tốt.

- Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài kể chuyện tuần 16

- 4-5 học sinh nêu, nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật.

- Học sinh kể chuyện trong nhóm, cả nhóm bổ sung , góp ý cho bạn, từng cặp trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện các nhóm thi kể.

- Mỗi học sinh kể xong, phải nói suy nghĩ của em về tính cách nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện để cả lớp trao đổi.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét, tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện hay nhất lớp.

Một phần của tài liệu Giáo án Kể chuyện 4-cả năm (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w