Nâng cao trí nhớ nhờ giấc ngủ

Một phần của tài liệu 080101 Tai lieu doc Bo mo Tu duy hieu qua & sang tao v5.doc (Trang 85 - 87)

IV. Sức mạnh trí nhớ.

3. Nâng cao khả năng của trí nhớ

3.10. Nâng cao trí nhớ nhờ giấc ngủ

Một trong những vấn đề chủ yếu của các nhà tâm lý chính là giấc mơ. Một quyển sách gần đây tựa đề “Cảnh vật ban đêm”, do Chris Evans và Peter Evans viết, diễn giải một cách khoa học “trạng thái nghệ thuật” liên quan tới chức năng của giấc ngủ và mơ.

Theo thuyết tiến hóa, khá là ngạc nhiên rằng lớp thú dành khoảng 1/3 toàn bộ cuộc đời đặt mình trong trạng thái không hoàn toàn tỉnh táo và dễ bị tổn thương được biết đến dưới cái tên : giấc ngủ. quyển sách đã xây dựng một lý thuyết rất khoa học về giấc ngủ và giấc mơ. Chris Evans nêu ra một sự tương đương phù hợp giữa trí não của con người và máy tính nối mạng. Thỉnh thoảng, để máy tính có thể chương trình hóa lại thì nó phải ngoại tuyến (off line). Đó là thời gian khi những chương trình mới được kiểm tra và cũ được chỉnh sửa. Tương tự, não người cúng cần phải ngoại tuyến như thế. Những kinh nghiệm của một ngày được ôn lại trong khi mơ và được tiêu hóa vào trong niểm tin và cách ứng xử trong tương lai. Theo cuộc nghiên cứu của Eugene Aserinsky làm việc cùng với nhà nghiên cứu giấc ngủ Nat Kleitman, chúng ta biết răng giấc mơ xảy ra trong khi “ngủ ngược đời”

(gọi thế vì thực ra lúc đó não đang làm việc rất tích cực) hoặc khi có giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement).

Có nhiều bằng chứng chi tiết rằng giấc ngủ REM có thể xảy ra khi bộ não sắp xếp và định dạng những thông tin và kinh nghiệm mới, và quyết định làm sao để thích nghi chúng. Năm 1968, Bassin kết luận rằng “một vài thành phần của giấc mơ có liên uan đến quá trình xử lý thông tin trong tiềm thức”. Nếu đúng như thế, thì nếu có càng nhiều thông tin mới diễn ra trong ngày thì tỷ lệ giấc ngủ REM, tức là giấc mơ càng cao.

Trong khi người lớn chỉ trải qua khoảng 20% giấc ngủ là trong tạng thái mơ và tỷ lệ này giảm đi khi họ già đi – nhưng đối với những đứa bé, chúng dùng tới 50% ngủ là mơ. Tiến sỹ Morton Schatzman, một người chữa bệnh bằng hiệu pháp tâm lý, đã thành công trong việc khiến những sinh viên phải “tưởng tượng” ra lời giải của vấn đề theo đúng nghĩa đen của nó. Trong một trong những thí nghiệm đơn giản, ông đưa một dãy các chữ cái cho các sinh viên. Đó là H,I,J,K,L,M,N,O. Những từ này diễn tả một từ. Một vài sinh viên báo cáo rằng họ có những giấc mơ như đi săn cá mập, đua thuyền, đi bộ dưới mưa. Chúng đều có một sự liên quan trong tiềm thức với đáp án, là “H to O” hay H2O, tức là nước.

Nếu ngủ có thể giúp bạn tiêu hóa nhữnh hiện tượng, ,tìm kiếm giải pháp và thoải mái “chạy thử” cách cư xử, thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng giấc ngủ để học tập một cách tích cực. Những thí nghiệm được thực hiện đầu tiên ở Mỹ năm 1942 sau đó lan sang Nga vào những năm 50. Hypnopaedia là một khái niệm phổ biến nhưng chưa từng có một sự thành công thực sự nào về nó. Trên cơ sở những công trình

của Tiến sỹ Chris Evans và các kết luận rằng giấc ngủ là khi não, cũng giống như máy vi tính, hoạt động “ngoại tuyến” (off line), chúng ta có thể thấy vì sao phương pháp học lúc ngủ không thể thành công.

Bây giờ chúng ta đã nhận thức đủ về tầm quan trọng của việc học, rằng chúng ta thực sự không hy vọng hypnopaedia có thể hoạt động. Học tập có thể dễ dang nhất trong trạng thái yên lặng, sự tỉnh táo thoải mái nhưng điều đó không có nghĩa bạn không cần phải nhận thức đầy đủ.

Một phần của tài liệu 080101 Tai lieu doc Bo mo Tu duy hieu qua & sang tao v5.doc (Trang 85 - 87)