IV. Sức mạnh trí nhớ.
1. Khái niệm và tầm quan trọng của trí nhớ Khái niệm:
1.1. Khái niệm:
Trí nhớ là khả năng thu nhận, lưu giữ vài tái hiện lại thông tin dưới dạng hình ảnh và khái niệm theo cơ chế liên kết thông tin.
1.2. Tầm quan trọng của trí nhớ.
Không thể có cuộc sống và học tập nếu không có trí nhớ. Từ những sinh vật nguyên thủy, chỉ biết phản xạ theo bản năng cho đến những nhà siêu trí nhớ như người Ba Lan có thể nhớ từng từ trong 12 tập văn bản cổ của người Do Thái. Cuộc sống và học tập luôn bao gồm cả trí nhớ. Cho đến nay, thật đáng ngạc nhiên rằng chưa có một sự nhất trí nào về việc trí nhớ thực ra làm việc ra sao. Theo tính toán của các nhà khoa học nếu như lấy đơn vị do trí nhớ là 1 cuốn sách dày
1000 trang thì bộ nhớ của con người có thể chứa đựng thông tin của 10 mũ 20 triệu cuốn sách. Tuy nhiên từ trước đến nay con người mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ trong đó từ 5-10%. Tiềm năng trí nhớ con người vẫn còn là một con số vô hạn.
Quyển sách này đề cập đến sự phát triển của phương pháp học tập bằng trí não và tư duy tăng tốc, tiên tiến không phải là một quyển sách chi tiết về tâm lý. Tuy nhiên, việc bạn quen thuộc với những kết luận cuối cùng của trí nhớ từ tâm lý lâm sàng sẽ là một thuận lợi.
1.3. Các loại trí nhớ.
Hầu hết các nhà tâm lý đều đồng ý rằng có ít nhất 2 loại trí nhớ : trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn, theo tiến sỹ Alan Baddeley miêu tả, dường như là trí nhớ làm việc (trí nhớ tích cực). Nếu bạn muốn nhân 28x3 trong đầu, bạn sẽ sử dụng trí nhớ ngắn hạn để tính, và sau đó, nếu đủ cần thiết, sẽ truyền câu trả lời cho trí nhớ dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn có tác dụng như thiết bị lưu trữ tạm thời. Khi bạn đọc một câu, trí nhớ ngắn hạn sẽ giữ lại những từ kể từ đầu câu đủ dài để tạo một cảm nhận về toàn bộ câu. Sau đó, ý nghĩa của câu, hơn là những từ riêng lẻ, được truyền vào bộ nhớ dài hạn. Trí nhớ dài hạn là hệ thống lưu trữ lâu dài có thể được gọi lại,
Trí nhớ nhắn hạn đóng vai trò phân tích còn trí nhớ dài hạn sẽ tổng hợp. Thật thú vị khi biết rằng, những công nhân thiết kế tạo máy vi tính đã từng nhận ra sự khác biệt này.
Một máy vi tính được chia thành bộ nhớ làm việc – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)- dùng để xử lý và tính toán, và một ộ nhớ lưu trữ - Bộ nhớ chỉ đọc (ROM). Nếu bạn tắt nguồn thì dữ liệu trong RAM sẽ biến mất, cũng giống như trong bộ nhớ ngắn hạn. Nếu muốn ghi lại lâu dài thì phải ghi lên đĩa từ hoặc băng từ.
Có một vài thí nghiệm thú vị được thiết kế để ước lượng thời kì (khoảng) hoạt động của trí nhớ ngắn hạn. Nếu bạn lấy một que lửa từ một đống lủa và quay nó đủ nhanh trong bóng tối, dường như chúng đã tạo thành một vòng tròn hoàn chỉnh. Đó là do trí nhớ cảm giác – một phần đặc biệt của trí nhớ ngắn hạn – giữ lại ánh sang đủ dài để nguồn sang trở về điểm xuất phát.
Bắng cách tương tự, một bộ phim chiếu bong là một chuỗi những ảnh cố định (tĩnh) với chu kì rất ngắn và ờ giữa là bóng tối. Để xem phim như là những hình liên tục, bạn phải giữ lại khung hình cuối cùng; trong trí nhớ ngắn hạn của bạn cho đén khi có khung tiếp theo, và liên kết chúng lại để tạo ra cảm giác chuyển dộng liên tục.
Khoảng thời gian để tạo cảm giác này trong trí nhớ ngắn hạn khoảng 1/10 giây. Chúng ta sẽ thảo luận về khoảng thời gian này khi mà trí nhớ ngắn hạn như một trí nhớ làm việc – tính toán hoặc đọc. Baddeley thựuc hiện một vài thí nghiệm để xem xét cách mà những từ được nhớ. Ông thấy rằng một chuỗi những từ dài thì khó có thể gọi lại hơn một chuỗi những từ ngắn …
Rõ ràng từ càng dài thì càng tốn thời gian để phát âm chúng và nội dung chỉ có thể nhớ nếu chúng được nói tối đa trong 15 giây. Bằng lý thuyết có thể dự đoán, người nói càng nhanh có thể nhớ càng nhiều. Hai nhà nghiên cứu Waugh và Norman, viết trong “Tổng quan tâm lý” năm 1965, rằng số những số độc lập mà một người có thể gọi lại hiếm khi vượt quá 10 – xấp xỉ số số có thể nói hoặc nghe bằng “tai tâm trí” của bạn trong 15 giây.
Họ cũng nhận ra trí nhớ ngắn hạn thính giác và thị giác, và bình luận rằng đọc lớn tiếng sẽ hữu ích do nó giúp ghi lại (mã hóa) thông tin vào bộ lưu trữ thính giác cũng như thị giác tương lai gần.
Điểm này là quan trọng, vì những nhà nghiên cứu khác đã tìm ra quá trình nhắc lại bao gồm cả sự phát âm, mang tính quyết định trong việc truyền tải thông tin từ trí nhớ ngắn hạn đến trí nhớ dài hạn. Nếu một vật không được nhắc lại, nó sẽ mất dần khỏi trí nhớ ngắn hạn và không đi vào trí nhớ dài hạn.
Những nhà nghiên cứu khác cũng tính toán trí nhớ ngắn hạn trong vòng 15 giây. Carroll (1966) suy ra điều này từ công việc của những người phiên dịch tức thời (đồng thời), họ phải giữ một câu hoặc nhiều câu trong trí nhớ ngắn hạn và dịch chúng chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Không ai biết chính xác trí nhớ được tạo ra như thế nào về phương diện vật lý. Nhưng một loạt những thí nghiệm chỉ ra rằng trí nhớ ngắn hạn liên quan chủ yếu tới hoạt động điện trong não, và trí nhớ dài hạn liên quan chủ yếu tới quá trình hóa học cũng như những biến đổi có thể của protein.
Hai nhà nghiên cứu Flood và Jarvik công bố rằng những viên thuốc có ảnh hưởng tới sự tổng hợp protein hay là sự truyền của chúng dọc theo sợi trục thần kinh, chỉ ảnh hưởng tới trí nhớ dài hạn; trong khi những viên thuốc ảnh hưởng tới hoạt động điện trong não chỉ tác động đến trí nhớ ngắn hạn. Những thí nghiệm khác cũng củng cố cho nhận định trí nhớ dài hạn bao gồm sự thay đổi về hóa học. Theo nhà nghiên cứu J.V.McConnell bắt đầu nghiên cứu năm 1966 chỉ ra rằng RNA có trong hoạt động học tập, và cách phản ứng do học tập có thể được truyền từ một con chuột sang con khác bằng cách chuyển RNA từ não con này sang con kia.
Năm 1970, George Ungar ở đại học y khoa Bayer, Houston, Texas đã huấn luyện cho một nhóm chuột trở nên sợ bóng tối. Sau đó tách một loại protein từ não của những con chuột này và tiêm vào bộ não của những con chuột chưa qua huấn luyện – chúng ngay lập tức cũng sợ bóng tối. Tiếp đó ông chế ra một loại protein nhân tạo (gọi là Scotophobin - theo tiếng Hy Lạp nghĩa là sợ bóng tối), và khám phá ra rằng lúc tiêm cho những con chuột bình thường thì cũng có tác dụng tương tự. Chúng đều trở nên sợ bóng tối. Từ đó, những nhà nghiên cứu khác thấy rằng Scotophobin khi tiêm cho cá vàng cũng làm cho chúng sợ bóng tối.
Đến nay, nhiều nhóm nghiên cứu đã xác định ra các chất hóa học trong não dùng để phân biệt màu sắc. Các nhà khoa học đang làm việc về sự cộng sinh trực tiếp giữa mày vi tính và bộ não (liên kết trực tiếp não người với máy vi tính). Dường như bây giờ chúng ta có hai con đường để nghiên cứu trong tương lai : sự học tập nhân tạo bằng
điện (liên kết vi tính/não người) và bằng hóa học. Sau này, khi chúng ta chỉ nói trí nhớ thì có nghĩa là trí nhớ dài hạn.