III. Lý thuyết đa thông minh
3. Các phương pháp phát triển các năng lực tư duy nổi trộ
3.3. Năng lực tư duy qua Giao tiếp.
Giao tiếp là việc chúng ta làm hàng ngày, song không phải ai cũng phát triển NLTD này. Vậy làm sao để ta có thể sử dụng tối ưu NL này? Dạy những cái bạn đã học là 1 cách hiệu quả để phát triển NLTD qua ngôn ngữ. Đây cũng là cách học có tác dụng rất lớn vì khi dạy cho người khác, bạn tìm ra được là mình biết gì và còn gì mình chưa biết. Việc này cũng làm cho kiến thức của bạn tăng một cách đáng kể vì học sinh của bạn sẽ yêu cầu bạn áp dụng những cái mà bạn vừa dạy. Việc dạy học đòi hỏi bạn phải thu thập thông tin, sắp xếp ý nghĩ theo 1 trình tự có tính lôgíc và sử dụng ngôn ngữ của chính mình để diễn đạt ý nghĩ đó.
Một lợi ích nữa của việc dạy lại này là sự giao thoa. Khi bạn chia sẻ thông tin với 1 người khác, họ có thể có những thông tin bạn cần để lấp chỗ hổng. Phần này có thể có trong bài của bạn hoặc có thể không. Đó chính là phần thưởng dành cho bạn.
Một cách khác nữa để sử dụng NL này là việc so sánh những ghi chép. Hành động đơn giản của việc so sánh những ghi chép với 1
người bạn sau giờ học hay với sách là 1 cách để việc cùng dạy nhau diễn ra. Bạn cua bạn có thể nhớ những cái mà bạn không nhớ và ngược lại. Lí do của việc này rất đơn giản, vì cách tiếp nhận thông tin, tổ chức và tạo mạng lưới kiến thức của họ khác với của bạn.
Ứng dụng của việc sử dụng NLTD này là tổ chức học theo vòng tròn. Hãy chọn 1 nhóm học sinh với những môn chuyên khác nhau, có thể là toán, khoa học, lịch sử, sư phạm, quản lí,... tầm 5 đến 7 người là đủ.
Chọn thời gian cụ thể trong tuần để tổ chức họp nhóm. Mỗi tuần sẽ có 1 chủ đề khác nhau để thảo luận. Ta sẽ có những ý kiến từ những quan điểm khác nhau nhưng hãy để chúng tự phát triển. Khi có ai đó thách thức niềm tin của bạn, đừng quá bảo thủ nhưng cũng đừng thờ ơ hay vội vã chấp nhận ý kiến của họ. áp dụng cách học này, bạn không chỉ học được cách mới để tiếp cận thông tin mà còn cả cách lắng nghe và tìm hiểu vấn đề. 1 khi bạn đã rút ra được kết luận sau mỗi nghiên cứu thì các thông tin sẽ được tiếp nhận vào bộ nhớ 1 cách có hiệu quả hơn.
Các phương pháp phát triển trí thông minh giao tiếp.
Mua một cuốn sổ nhò và ghi lại vào đó những cá nhân và đối tượng mà bạn thường xuyên giao tiếp với họ.
Mỗi ngày bạn thực hiện tiếp xúc mọt người mới.
Tham gia các hoạt động xã hội hoặc học các lớp về kỹ năng giao tiếp để có cơ hội và điều kiện tiếp xúc với những người khác.
Dành 15 phút hàng ngày thực hành kỹ năng lắng nghe chủ động, lắng nghe đồng cảm với những người bạn hoặc người thân của mình.
Thường xuyên tham gia vào các buổi trị liệu tâm lý theo nhóm hoặc gia đình.
Giữ vai trog lãnh đạo trong một nhóm hoạc một tập thể mà bạn quan tâm.
Thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự hợp tác ủa nhiều người. Có những buổi gặp gỡ với gia đình và bạn bè thường xuyên.
Tổ chức các buổi đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm tại nơi làm việc vủa bạn.
Làm quen, tiếp xúc với những người thuộc các nền văn hóa, các vùng miến khác mà bạn có thể.
Làm gia sư hoặc hướng dẫn viên du lịch.
Dùng 15 phút hàng ngày quan sát cách mọi người xung quanh bạn giao tiếp và tương tác với nhau như thế nào.
Học tập những kinh nghiệm của những người có khả năng giao tiếp tốt.