IV. Sức mạnh trí nhớ.
3. Nâng cao khả năng của trí nhớ
3.5. Sắp xếp nhóm.
Trước khi xong việc, hãy nhìn lại danh sách của bạn đã viết. Thường thì những từ đó được viết theo từng nhóm nhỏ. Có một vài loại như : động vật, mọi thứ từ đồng quê, những vật mà có thể thấy trong văn phòng, những vật dụng trong nhà bếp và những từ trừu tượng.
Mặc dù chúng không được nhóm lại với nhau nhưng dường như chúng ta luôn gọi lại theo từng nhóm. Nhà tâm lý nổi tiếng thế giới
người Canada, Endel Tulving ở đại học Toronto đã làm nhiều thí nghiệm để tìm kiếm vai trò của sự tổ chức trong tri nhớ. Một trong những kết quả ấn tượng nhất liên quan tới hai nhóm sinh viên, mỗi nhóm được phát cho 100 tấm thẻ có in từ. Một nửa phải học tất cả bằng cách nhớ chúng, Số còn lại có nhiệm vụ sắp xép chúng thành những mục.
Sau đó họ được kiểm tra, khả năng nhớ của những người “sắp xếp” bằng những người “nhớ”. Tulving kết luận rằng khi chúng ta cố gắng nhớ một cái gì đó mới, tự chúng ta lặp lại nó theo bản năng.
Giả sử bạn muốn nhớ các từ : con ong, bút, đèn, tự hào, cái bai. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đặt một hoặc nhiều câu liên kết các từ lại với nhau theo kiểu một câu chyện ngắn. Bạn thậm chí còn thấy dễ dàng hơn nếu câu chuyện đó dễ hình dung và tốt hơn cả là bạn có thể vẽ câu chuyện gây xúc động hoặc dân dã, hoặc hài hước hoặc theo một vài cách liên quan tới cảm xúc của bạn.
Hai công trình nghiên cứu khác nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự liên quan tích cực với những thứ mới và cả hai đều có liên quan tới học ngôn ngữ. W.Kintsch và các cộng sự đã tiến hành một cuộc thí nghiệm năm 1971 nhằm dạy cho 3 nhóm đối tượng 3 danh từ mới. Một nhóm đọc lớn các từ. Nhóm thứ 2 sắp xếp các từ theo một kiểu nào đấy. Nhóm thứ 3 đặt 1 câu có chứa cả 3 từ. Khả năng ghi nhớ của nhóm thứ 3 tốt lên 250%.
Trong cuộc thí nghiệm thứ hai, nhà nghiên cứu G.Bower và D.Winzenz dùng 4 nhóm và để họ học những cặp từ không liên quan với nhau.
Nhóm 1 : đơn giản học bằng cách đọc nhẩm. Nhóm 2 : Đọc to một câu có chứa những từ đó. Nhóm 3 : Tự đặt câu và đọc to chúng.
Nhóm 4 : Tưởng tượng một bức tranh trong đầu mà những từ có sự tương tác sinh động với nhau nhưng không nói gì cả.
Hiệu quả của mỗi nhóm sau đều tốt hơn nhóm trước. Sự liên kết càng sinh động thì khả năng học càng tốt. Những kết luận đã được kiểm nghiệm đầy đủ bởi nhà tâm lý giáo dục Glanzer và Meinzer. Họ cho 2 nhóm người cùng học từ mới. Nhóm đầu tiên chỉ đơn giản lặp lại mỗi từ sáu lần. Nhóm còn lại dùng cùng lượng thời gian để nghĩ về từ và “xử lý nhẩm”. Khả năng gọi lại của nhóm thứ hai được khẳng định là tốt hơn.
Một câu chuyện là một công cụ giúp đỡ trí nhớ tốt và câu chuyện càng phức tạp thì càng tốt. Một câu chuyện liên kết các từ để nhớ và nó làm cho bạn tự xây dựng những quang cảnh có liên kết cảm xúc, hình ảnh cũng như âm thanh với chính bạn. Thêm nữa cốt chuyện sẽ tạo ra một mạch liên kết, do đó bạn có thể dễ dàng gọi lại chủ đề rồi từ đó nhớ ra những phần khác. Nếu bạn có thể tạo ra những hình ảnh mạnh giữa 2 từ, nhớ một từ sẽ làm cho bạn nhớ ra từ còn lại.