IV. Sức mạnh trí nhớ.
3. Nâng cao khả năng của trí nhớ
3.8. Nhớ theo ngữ cảnh
Hãy đọc toàn bộ đoạn mô tả sau : Nhóm đầu tiên đi vào.Nhóm thứ hai đi ra và cố gằng kéo nhóm thứ nhất ra. Và khi toàn bộ nhóm thứ nhất đã ra ngoài, nhóm thứ hai lại vào. Nhóm thứ nhất ở ngoài cố mọi cách để nhóm thứ hai phải ra. Khi cả hai nhóm đã vào và ra hai lần. Do đó, hiểu ngữ cảnh một cách rõ ràng giúp cho ta dễ hiểu- và đồng thời dễ nhớ.
Khi nhớ bất kì cái gì, việc biết cái tổng quan rất quan trọng vì nhờ đó bạn có thể hiểu được nguyên lý bao trùm trước khi bắt đầu. Có một điêu tương đương trong cuộc sống của mỗi người. Khi bạn đến một thành phố mới bạn sẽ nhìn đường ranh giới trước, sau đó liên kết những nơi ít quan trọng với chúng. Bạn cần phải có một cái nhìn bao quát và tự lấp đẩy một cách có hệ thốngtrong những khu vực nhỏ hơn.
Đây là một hoạt động tự nhiên và tự phát, sau này là nhứng yếu tố quan trọng. Nhà tiên phong về giáo dục Charles Schmid ví tầm quan
trọng của ngữ cảnh với trò chơi xếp hình – nó sẽ khó gấp 10 lần nếu không được nhìn ảnh. Những người tiền sủ đã tiến hóa trí nhớ rộng ra nhằm cung cấp cho họ khả năng ghi nhớ những con đường và vị trí của ngôi lều cũng như thức ăn. Vì họ bị hạn chế về tiếng nói nên sự mô tả theo bản năng này dựa chủ yếu vào khả năng hình dung – đem quang cảnh vào trong “mắt của trí não”. Thậm chí cho tới ngày nay, những bộ lạc ờ châu phi vẫn còn có những khả năng như vậy trong khi các chi nhánh của chúng ở phía Tây thì không có. Trí nhớ chính xác hình ảnh băng thị giác là khả năng cho phép chạy lại những quang cảnh trong đầu – như một cuốn băng hình.
Như chúng ta sẽ thấy, nguyên tắc xem xét tổng quan và phác thảo sự vật không chỉ tạo ra ngữ cảnh,và do đó, cả ý nghĩa mà còn dẫn đến sự tận dụng thành phẩn riêng lẻ đầy tiềm năng của trí nhớ - trí nhớ hình ảnh.