III. Lý thuyết đa thông minh
1. Khái niệm và lịch sử hình thành
Nếu câu hỏi bạn thông minh cỡ nào được đặt ra thì nhiều khả năng câu trả lời của nhiều người trong tình huống này chỉ căn cứ vào các bài kiểm tra và điểm số trong các trường học. Nhưng tất cả điều đó chỉ chứng minh phần nào khả năng học tập của bạn tại trường
còn trong cuộc sống bạn có thể thành công hay không vẫn là một dấu hỏi. Những khái niệm về trí thông min, về chỉ số thông minh IQ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy và nhận thức của nhiều hế hệ người Việt. Nhận thức đó đã phần nào làm thui chột nhiều tài năng trong các lĩnh vực khác. Và thực tế thế giới đã chứng minh hàng năm vẫn có 30% số người có chỉ số thông minh IQ dưới trung bình vẫn gặt hái được những thành công vượt trội. Để trả lời cho những băn khoăn đó, sau nhiều năm nghiên cứu năm 1988, GS. Howard Gardner và nhóm cộng sự đã đặt ra lý thuyết về “ đa thông minh” (The theory of mutil – ple intelligences), ban đầu trí thông minh được chia làm 7 loại. Đến năm 1999, Gardner chia trí thông minh thành 9 loại, theo đó mỗi người bình thường đều thông minh tới một mức độ nào đó tại một hay nhiều miền sau đây: năng lực tư duy qua logic - lý luận toán học, Năng lực tư duy qua ngôn ngữ, Năng lực tư duy qua nhạc điệu, Năng lực tư duy qua không gian, Năng lực tư duy qua vận động cơ thể, Năng lực tư duy qua giao tiếp cá nhân, Năng lực tư duy qua nội tâm, Năng lực tư duy qua tự nhiên, Năng lực tư duy qua hiện sinh.
Ba nhân tố cơ bản của quá trình học là: nền tảng, thu nhận kiến thức và nghĩa thực sự, nghĩa sâu xa. Việc tiếp theo là phải để cho người khác biết là mình biết. Học tập là một quá trình đa nhiệm. Khi bạn nhận được một hệ thống kiến thức mới, bạn phải sắp xếp và tìm ra mối liên hệ giữa chúng. Để thực hiện được điều này người ta cần sử dụng các năng lực tư duy của
những năng lực tư duy nhưng thực ra thì tât cả chúng ta đều có năng lực tư duy vì nếu xét về định nghĩa, 1 người thông minh là người có khả năng hiểu rõ được thông tin, biết đánh giá xem xét các sự kiện và tìm sự nối kết các kiến thức. Howard Gardner, một chuyên gia rất nổi tiếng trong lĩnh vực năng lực tư duy cho rằng có 9 năng lực tư duy sẵn có trong mỗi chúng ta. Đó là:
• NLTD qua toán học, qua lôgíc
• NLTD qua ngôn ngữ
• NLTD qua giao tiếp
• NLTD trong nội tâm
• NLTD qua nhạc điệu
• NLTD qua tự nhiên
• NLTD qua không gian, thị giác
• NLTD qua ngôn ngữ cơ thể
• NLTD qua hiện sinh – Tâm linh
Ai cũng có đầy đủ các năng lực tư duy. Song điều quan trọng là mỗi người phải xác định được nhóm năng lực của mình sau đó khai quật tiềm năng và đánh thức người khổng lồ trong chính bạn. Những NLTD này sẽ thay đổi khi môi trường học thay đổi. Chúng có thể mất đi hay được nâng cấp.