theo pháp luật Việt Nam
a) Giai đoạn trước ngày có pháp lệnh thừa kế năm 1990 :
Trong giai đoạn trước năm 1990, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới chỉ ban hành một số ít văn bản điều chỉnh vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài như Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam, Thông tư liên bộ số 178- LBNG hướng dẫn thi hành quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam.
Điều 8, Quyết định 122/CP ngày 25/4/1977 quy định: “Ngoại kiều được quyền thừa kế tài sản ở Việt Nam” đã thừa nhận người nước ngoài có quyền thừa kế theo pháp luật Việt Nam. Mặc dù vậy, như chúng ta đã biết nội dung chế định thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước luôn có sự khác nhau. Do đó, nếu chỉ thuần túy dựa vào pháp luật Việt Nam để giải quyết vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài như quy định ở trên thì khó tránh khỏi sự xung đột và không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tại mục 3 phần III Thông tư liên bộ số 178 – LBNG ngày 25/5/1977 quy định về thừa kế như sau: “Quyền thừa kế tài sản hợp pháp của ngoại kiều được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Tất cả những vấn đề thừa kế giữa vợ, chồng, cha, mẹ, con, cũng như giải quyết phân chia tài sản khi ly hôn hoặc được hưởng quyền thừa kế của chồng góa, vợ góa và các con đã thành niên... đều được giải quyết theo pháp luật về thừa kế của Việt Nam. Trừ trường hợp có hiệp định về hợp tác pháp lý giữa Việt Nam và nước có ngoại kiều thì thi hành theo hiệp định.”
Như vậy, thông tư trên đã có quy định cụ thể hơn vấn đề thừa kế của ngoại kiều nhưng thực tế nó vẫn chỉ là những quy định rất chung về nguyên tắc.
Tóm lại, mặc dù đã có những quy định về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài, nhưng ta có thể thấy, pháp luật nước ta thời kỳ này chỉ đề cập trên nguyên tắc chung nhất, còn thiếu những quy định chi tiết, đặc biệt là các quy phạm xung đột để làm cơ sở giải quyết đối với những vụ việc cụ thể về thừa kế có yếu tố nước ngoài.
b) Giai đoạn từ khi pháp lệnh về thừa kế được ban hành cho đến trước ngày Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực (ngày 01/07/1996).
Ngày 30/8/1990, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về thừa kế số 44 - LCT/HDDNN8. Pháp lệnh thừa kế được ban hành là một sự kiện quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và chế định thừa kế nói riêng. Pháp lệnh quy định khá chi tiết về vấn đề thừa kế tuy nhiên về thừa kế có yếu tố nước ngoài lại chỉ quy định rất sơ sài tại điều 37 của pháp lệnh: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế của người nước ngoài đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam theo quy chế về người nước ngoài tại Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc công nhận.”
Ta có thể thấy, đây vẫn chỉ là quy định chung, và chưa hề có những quy định chi tiết để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Hơn nữa, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết theo
“Quy chế về người nước ngoài tại Việt Nam” hoặc “theo các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận” thì cũng rất khó xác định bởi chúng ta chưa có văn bản pháp luật về quy chế đối với người
nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, các hiệp định tương trợ tư pháp gần như trở thành căn cứ pháp lý duy nhất để các cơ quan chức năng vận dụng xem xét giải quyết các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài phát sinh trong quan hệ giữa công dân Việt Nam với công dân các nước ký kết hữu quan.
c) Giai đoạn từ khi Bộ luật Dân sự 1995 được ban hành cho đến trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực (ngày 01/01/2006)
Từ ngày Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực, một loạt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó được điều chỉnh tại phần thứ 7 quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thế nhưng lại không có quy phạm nào quy định về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên ta có thể giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài thông qua một số quy phạm pháp luật khác.
* Theo Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Phát triển điều này, Bộ luật Dân sự năm 1995 dành trọn phần thứ tư và một số điều của Phần thứ năm quy định về quyền thừa kế của công dân Việt Nam. Thế nhưng Bộ luật lại không có điều khoản cụ thể nào quy định về vấn đề thừa kế của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Như vậy, khi quan hệ thừa kế của công dân Việt Nam phát sinh tại những nước chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam, họ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam bảo vệ quyền lợi thừa kế hợp pháp của họ ở nước sở tại, thì các cơ quan nhà nước sẽ không có cơ sở để giải quyết. Trên thực tế các vụ việc này thường được giải quyết thông qua đường ngoại giao và thủ tục giải quyết hoàn toàn phụ thuộc vào pháp luật nước ngoài.
Điều 81 Hiến pháp năm 1992 quy định: “người nước ngoài cư trú ở Việt Nam được nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam.” Quyền lợi chính đáng ở đây có thể được hiểu bao gồm cả quyền thừa kế. Do đó, về nguyên tắc người nước ngoài cư trú ở Việt Nam được Nhà nước Việt Nam bảo hộ về quyền thừa kế.
* Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995:
Khoản 1, Điều 827Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 quy định:
“Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”
Khoản 3, 4 Điều 15 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 quy định:
“3- Bộ luật Dân sự được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia tại Việt Nam, trừ một số quan hệ dân sự mà pháp luật có quy định riêng.
4- Bộ luật Dân sự cũng được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.”
Điều 2 Nghị định 60/CP ngày 16/6/1997 quy định “các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” trừ trường hợp áp dụng điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế theo quy định của Nghị định.
Như vậy, dựa theo những quy định trên thì các quy định về thừa kế của Bộ luật Dân sự Việt Nam cũng được áp dụng đối với các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 830 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 quy định “người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định khác”. Như vậy, có thể thấy nhà nước Việt Nam áp dụng chế độ đãi ngộ như công dân Việt Nam để quy định về năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài. Và như vậy theo điều 17 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 quy định về năng lực pháp luật dân sự có: “Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản”, thì người nước ngoài cũng có các quyền như công dân Việt Nam trong quan hệ thừa kế. Như vậy, có thể khẳng định quyền thừa kế của người nước ngoài là một trong những nội dung quan trọng của năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài được pháp luật thừa nhận và bảo hộ.
Về năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc của người nước ngoài, ta có thể xem xét dựa vào điều 831 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995:
“Điều 831. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài
1- Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
2- Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Như vậy, dựa theo khoản 1 Điều 831 ta có thể xác định năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân trừ trường hợp pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định khác.
Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch về thừa kế tại Việt Nam thì năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam (khoản 2 điều 831 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995).
Về hình thức của di chúc, nếu chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 834 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 quy định ta có thể hiểu là hình thức di chúc phải tuân theo pháp luật nơi lập di chúc. Trong trường hợp di chúc được lập ở nước ngoài mà vi phạm hình thức di chúc, thì vẫn có hiệu lực về hình thức di chúc tại Việt Nam, nếu hình thức của di chúc đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Về nội dung di chúc, chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 834 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 thì nội dung di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện việc thừa kế. Nếu di chúc được lập tại Việt Nam và việc thừa kế được thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam, thì di chúc phải tuân theo pháp luật Việt Nam
Nếu di chúc liên quan đến bất động sản ở Việt Nam thì cả hình thức lẫn nội dung di chúc phải tuân theo pháp luật Việt Nam.
Về nguyên tắc chung áp dụng pháp luật để giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn này, trên cơ sở quy định tại điều 827 Bộ luật Dân sự năm 1995 có thể suy đoán như sau:
- Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ thừa kế có người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia, trừ trường hợp Bộ luật dân sự có quy định khác.
- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luật này (về vấn đề thừa kế) thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
- Trong trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài được Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995, các văn bản pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn, thì pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, nếu pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam (về vấn đề thừa kế).
Tóm lại, xét về mặt nguyên tắc thì trong toàn bộ phần thứ 7 của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 không có quy định nào về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, kể cả quy phạm thực chất và quy phạm xung đột. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên tuy không được phần thứ 7 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 quy định cụ thể nhưng từ các quy định có tính chất nguyên tắc trong Hiến pháp năm 1992 cũng như các văn bản pháp luật liên quan thì quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài vẫn được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
d) Giai đoạn sau ngày Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2006)
Thừa kế là một trong những chế định trọng tâm của pháp luật dân sự. Về nguyên tắc, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng là một cấu thành của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trên thực tế trước đây, tại phần thứ 7 Bộ luật dân sự năm 1995 không có bất kỳ quy định nào về thừa kế có yếu tố nước ngoài, mặc dù có thể giải quyết vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài thông qua một số quy định khác nhưng việc áp dụng như vậy rõ ràng không phải là giải pháp thuyết phục và minh bạch cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Đáp ứng đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn, tại Bộ luật Dân sự năm 2005 vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài đã được pháp luật Việt Nam quy định một cách rõ ràng trong phần thứ bảy “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”. Điều
767 và Điều 768 trong Bộ luật Dân sự 2005 quy định trực tiếp việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Cụ thể là, giống như thừa kế trong nước và cách thức giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài của các nước, pháp luật Việt Nam cũng quy định về vấn đề thừa kế theo hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Về thừa kế theo pháp luật, pháp luật Việt Nam đã sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế trước khi chết (Khoản 1 Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005). Riêng về quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản (khoản 2 điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005). Như vậy, đối với bất động sản pháp luật Việt Nam sử dụng hệ thuộc luật nơi có bất động sản.
Đối với thừa kế theo di chúc, pháp luật Việt Nam quy định hai vấn đề chính là hình thức di chúc và năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc. Về hình thức di chúc, pháp luật Việt Nam áp dụng hệ thuộc luật nước nơi lập di chúc. Theo đó hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật nước lập di chúc. Về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc, Khoản 1 điều 768 bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân”. Như vậy, về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc sẽ tuân theo hệ thuộc luật quốc tịch của người lập di chúc.
Ngoài ra tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định 138/2008-NĐ/CP ngày 15/11/2006 hướng dẫn quy định chi tiết thi hành các quy định của bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cũng quy định về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài. Việc quy định cụ thể và rõ ràng các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài giúp cho chúng ta không phải suy đoán dựa trên những quy