lãnh sự:
Bên cạnh các hiệp định tương trợ tư pháp, Nhà nước ta còn ký kết các hiệp định lãnh sự với các nước khác nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong đó có quyền thừa kế của công dân, pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Trong các hiệp định lãnh sự này có hàng loạt các quy phạm liên quan tới việc bảo hộ quyền lợi của công dân và pháp nhân của các bên ký kết.
Cho đến nay chúng ta đã ký kết các hiệp định lãnh sự như sau:
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với Liên Xô cũ ngày 29/7/1978 (hiện có hiệu lực với Liên bang Nga);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với Ba Lan ngày 21/9/1978 (có hiệu lực ngày 31/7/1990);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với Bungari ngày 1/10/1979 (có hiệu lực ngày 31/6/1980);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với Hungari ngày 11/10/1979 (đã có hiệu lực);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với Mông Cổ ngày 03/12/1979 (có hiệu lực ngày 30/4/1980);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với Tiệp Khắc cũ ngày 14/2/1980
(hiện có hiệu lực với Cộng hòa Séc và Cộng hòa Xlôvakia);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với CuBa ngày 31/8/1981 (hiện đang có hiệu lực);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với Cộng hòa Pháp ngày 21/12/1981 (có hiệu lực ngày 01/01/1983);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 20/11/1985 (có hiệu lực ngày 11/7/1986);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với Nicaragoa ngày 06/9/1983 (có hiệu lực ngày 13/9/1985);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với Apganistan ngày 28/12/1987 (đó có hiệu lực)
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với I - rắc ngày 26/11/1990 (có hiệu lực ngày 03/12/1992);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Ucraina ngày 08/6/1994 (đang có hiệu lực);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Rumani ngày 08/7/1995 (đang có hiệu lực);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Campuchia ký ngày 27/01/1997 (đang có hiệu lực);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam với Trung Quốc ký ngày 19/10/1998 (đang có hiệu lực);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Oxtraylia ký ngày 29/7/2003 (đang có hiệu lực);
- Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Belarus ký ngày 07/4/2008 (đó có hiệu lực);
Các hiệp định mà Nhà nước ta ký với nước hữu quan đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp (trong đó có quyền thừa kế) của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Nhìn chung, các hiệp định trên đều phân chia di sản ra làm hai loại động sản và bất động sản, tương ứng với nó là luật áp dụng. Cụ thể:
- Động sản của công dân nước cử lãnh sự bị chết để lại trên lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh sự được giao cho viên chức lãnh sự nước cử lãnh sự để giải quyết theo pháp luật nước này.
- Đối với bất động sản thì áp dụng theo pháp luật của nước mà bất động sản ở nước đó.
- Sau khi làm xong thủ tục về thừa kế của công dân nước cử lãnh sự bị chết trên lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh sự, động sản thừa kế hoặc tiền bán động sản đó nếu vì bất cứ lý do gì mà không thể chuyển giao cho người thừa kế, người có quyền lợi thừa kế hoặc người được ủy quyền hay đại diện của họ thì sẽ được chuyển giao cho viên chức lãnh sự nước cử lãnh sự. Việc chuyển giao sẽ được thực hiện khi mọi khoản nợ thừa kế đó được thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán (Điều 34 Hiệp định Việt Nam - Mông Cổ, Điều 37 Hiệp định Việt Nam - Nicaragoa…)
Ngoài ra, các hiệp định còn quy định về chức năng, nhiệm vụ của nước tiếp nhận lãnh sự, viên chức lãnh sự trong các vụ việc thừa kế:
* Đối với nước tiếp nhận lãnh sự:
Cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận lãnh sự khi được biết có công dân nước cử lãnh sự chết thì thông báo ngay cho viên chức lãnh sự về việc chết của công dân nước cử lãnh sự và thông báo về tài sản thừa kế, người thừa kế, người nhận di sản do người thừa kế chuyển cũng như về việc có di chúc.
Cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận lãnh sự thông báo cho viên chức lãnh sự về việc mở thừa kế ở nước tiếp nhận lãnh sự nếu những người
thừa kế, người có quyền lợi thừa kế hoặc người nhận di sản do người thừa kế chuyển là công dân nước cử lãnh sự.
* Đối với viên chức lãnh sự:
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận lãnh sự thi hành các biện pháp để bảo vệ và quản lý những tài sản thừa kế để lại ở nước này phù hợp với pháp luật nước đó.
- Tự mình hoặc ủy nhiệm cho người đại diện thực hiện các quyền sau về vấn đề di sản của công dân nước cử lãnh sự.
+ Tham gia việc kiểm kê di sản và ký vào biên bản kiểm kê.
+ Liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước tiếp nhận lãnh sự để có biện pháp bảo quản di sản thừa kế.
+ Với lợi ích bảo vệ di sản, viên chức lãnh sự có thể giúp nhà đương cục có thẩm quyền của nước tiếp nhận lãnh sự, đặc biệt là: Tiến hành các biện pháp phòng ngừa sự hư hỏng tới di sản, kể cả việc bán các động sản; chỉ định người quản lý di sản thừa kế và giải quyết mọi vấn đề liên quan tới việc bảo quản di sản.
- Viên chức lãnh sự có thể thay mặt cho công dân nước mình trước nhà đương cục nước tiếp nhận lãnh sự phù hợp với pháp luật thừa kế của nước này, ngay cả khi không có giấy ủy quyền, nếu như công dân này không thể kịp thời tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình vì lý do vắng mặt hoặc vì bất kỳ lý do chính đáng nào khác.