luật có yếu tố nước ngoài ở một số nước trên thế giới:
a. Với pháp luật của Nhật Bản:
Trong quan hệ thừa kế theo pháp luật Nhật Bản cũng như pháp luật một số nước cùng nhóm đều lựa chọn áp dụng pháp luật nước người chết mang quốc tịch mà không có sự phân biệt về loại di sản.
b. Với pháp luật của Pháp:
Pháp luật của Pháp phân chia di sản thành hai loại là động sản và bất động sản. Với bất động sản việc thừa kế theo pháp luật áp dụng theo luật nơi có bất động sản.
c. Với pháp luật của Hy Lạp:
Cũng giống như Pháp, pháp luật của Hy Lạp cũng phân theo hai loại di sản là bất động sản và động sản. Với bất dộng sản thì phải tuân theo pháp luật nước có di sản thừa kế nhưng với động sản pháp luật được áp dụng lại là luật quốc tịch nước mà người để lại di sản là công dân.
d. Với pháp luật của Anh, Mỹ và Pháp:
Có thể nói rằng, các quốc gia này giống nhau về giải quyết xung đột pháp luật cả về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo di chúc và cả về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật. Cụ thể về giải quyết xung đột pháp luật đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật. Ở các quốc gia đó phân chia di sản làm hai loại là bất động sản và động sản. Đối với bất động sản, việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật dựa vào dạng hệ thuộc nơi có bất động sản (lex rei sitae). Đối với động sản dựa vào dạng hệ thuộc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản.
Nhóm các quốc gia này có cách giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật khác với nhóm các quốc gia trên (Anh, Pháp, Mỹ). Theo cách giải quyết của các quốc gia là Đức, Ý, Tây Ban Nha di sản thừa kế không có sự phân biệt là động sản và bất động sản và việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài được dựa vào dấu hiệu quốc tịch của người để lại di sản trước khi chết.
CHƢƠNG 2: