xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nƣớc ngoài
Trước khi đưa ra giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài cần có một số phương hướng được xây dựng để làm cơ sở hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Xét một cách tổng thể, thì việc bổ sung chế định thừa kế có yếu tố nước ngoài vào phần thứ bảy Bộ luật dân sự là nhằm tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các yêu cầu phát sinh trong thực tế, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của công dân Việt Nam trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Vì thế, việc bổ sung chế định thừa kế có yếu tố nước ngoài trong Phần thứ bảy Bộ luật dân sự cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Xét một cách tổng thể, thì phương hướng hoàn thiện pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam theo tôi cần có tính lâu dài, toàn diện và ổn định nhằm điều chỉnh một cách đồng bộ, hợp lý, kịp thời. Trên tinh thần đó tôi xin nêu ra một số vấn đề có tính chất định hướng chung trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất xây dựng một cách đầy đủ các chế định dân sự: Trong phần thứ 7 Bộ luật Dân Sự 2005 tuy có thêm một số điều luật quy định giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài nhưng chưa được đầy đủ hoàn thiện. Chính sự thiếu hụt này dẫn đến sự không thống nhất với pháp luật điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài điều đó làm cho cơ chế điều chỉnh pháp luật không toàn diện, khó thực hiện và áp dụng, gây nên sự nhận thức không đúng trong quần chúng.
Thứ hai pháp luật phải cụ thể, đảm bảo dễ thực hiện: Do xây dựng dựa trên phương pháp đặc thù nhằm giải quyết xung đột pháp luật, cho nên đa số các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài đều là quy phạm xung đột, gây khó hiểu đối với tuyệt đại đa số nhân dân nhất là những người không có kiến thức pháp luật. Đây là nguyên nhân dẫn đến hậu quả khi giải quyết xung đột pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài nhưng không tính đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài, mặc dù pháp luật Việt Nam có dẫn chiếu tới. Do đó các quy phạm càng đơn giản, cụ thể dễ hiểu thì càng thuận lợi cho việc thực hiện. Các quy phạm xung đột vừa phải phù hợp hoàn cảnh Việt Nam vừa phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế.
Thứ ba hạn chế các quy phạm mang tính tuyên ngôn, hình thức, phản ánh chủ trương, chính sách nhiều hơn là có giá trị rằng buộc về mặt pháp lý. Trên thực tế, người nước ngoài không được hưởng các quyền và nghĩa vụ ngang nhau như với công dân Việt Nam trong các quan hệ về sở hữu tài sản là bất động sản về thừa kế.
* Bảo đảm tính thống nhất đồng bộ: Đây là yêu cầu quan trọng trong vấn đề giải quyết xung đột thừa kế có yếu tố nước ngoài. Mặc dù về nguyên tắc, một hệ thống pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ nhưng thực tế không phải lúc nào cũng được đảm bảo như vậy. Do đó để đảm bảo tính
thống nhất, đồng bộ trong vấn đề giải quyết xung đột pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài cần:
Thứ nhất giữa các quy định có tính nguyên tắc của Hiến pháp với các quy định trong các văn bản pháp luật phải có sự thống nhất, hài hòa với nhau và đảm bảo cho nhau trong quá trình thực hiện. Ví dụ trong điều 25 Hiến pháp 1992 quy định “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa.” Nhưng trong Bộ luật dân sự không có quy định nhằm bảo đảm thực hiện một cách thống nhất, đầy đủ nguyên tắc này. Một khi pháp luật bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn, tài sản, thu nhập hợp pháp của nhà đầu tư thì cũng phải đảm bảo quyền của người đó trong việc định đoạt các tài sản bằng hình thức thừa kế.
Thứ hai cần thống nhất nhận thức về việc coi Bộ luật dân sự là đạo luật gốc và có giá trị bao trùm.
* Bảo đảm tính nhất quán, hài hòa giữa pháp luật với Điều ước Quốc tế mà Việt Nam đó ký kết hoặc gia nhập:
Do nhận thức không thống nhất về mối quan hệ giữa Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập với pháp luật trong nước, nhất là về các vấn đề lý luận cơ bản như chuyển hóa quy phạm của điều ước vào trong pháp luật trong nước, giá trị ưu thế của điều ước so với pháp luật trong nước, vị trí, vai trò của Điều ước trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu nước ngoài không đảm bảo nhất quán, hài hòa giữa Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập với pháp luật.
Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập để giải quyết xung đột thừa kế có khá nhiều nhất là hiệp định tương trợ tư pháp nhưng cho đến nay dường như vẫn tồn tại song song hai hệ thống quy phạm pháp luật, chưa có cơ chế thích hợp bảo đảm thi hành các quy phạm điều ước.
* Bảo đảm tính khả thi, tính hiệu lực thi hành:
Đây là vấn đề gây nhiều lo lắng không chỉ đối với các cơ quan thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà đối với toàn xã hội, cũng như người nước ngoài khi tham gia quan hệ dân sự do pháp luật điều chỉnh. Tính khả thi của pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố quan trọng là từ góc độ lập pháp.
* Xây dựng án lệ về dân sự:
Thực tiễn của các nước cho thấy, án lệ không chỉ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng của Tòa án mà còn là một nguồn bổ sung pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà cụ thể ở đây là giải quyết xung đột pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, cùng với việc hoàn thiện pháp luật thì việc xây dựng án lệ là một điều cấp thiết hiện nay đối với Việt Nam. Việc xây dựng án lệ về dân sự có yếu tố nước ngoài phải do tòa án nhân tối cao thực hiện. Trên cơ sở những vụ án, những tranh chấp về thừa kế có yếu tố nước ngoài đó được giải quyết bằng thực tiễn áp dụng pháp luật trong khi xét xử, đó cụ thể làm thành án lệ đề ra thuận lợi cho việc xét xử những vụ án tranh chấp khác phát sinh.
Việc xét xử trên án lệ cũng sẽ làm giải bớt những yêu cầu đòi hỏi về việc bổ sung , ban hành mới các quy định pháp luật mới các quy định pháp luật còn thiếu hoặc chứa đựng hướng dẫn cụ thể. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, án lệ giữ vai trò hết sức quan trọng bổ huyết cho lỗ hổng của pháp
luật. Trong lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay cũn nhiều vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài chưa được pháp luật điều chỉnh.
* Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam ở trong nước với công dân Việt Nam ở nước ngòai trong quan hệ thừa kế. Yêu cầu này xuất phát từ chế độ đãi ngộ như công dân, chế độ pháp lý cơ bản của tư pháp quốc tế được nhiều nước áp dụng, Việt Nam cũng áp dụng chế độ này cho người nước ngoài khi tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình. Nguyên tắc bình đẳng phải được đặt ra kể cả trong quan hệ tố tụng, đặc biệt về tố tụng thừa kế có yếu tố nước ngoài phải được Tòa án Việt Nam nghiêm chỉnh tôn trọng.
* Với vấn đề thừa kế bất động sản, pháp luật áp dụng được xác định thống nhất là theo nơi có bất động sản đó. Đặc biệt, đối với bất động sản tại Việt Nam, thì mọi quan hệ thừa kế (theo pháp luật hay theo di chúc) đối với tài sản đó phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Điều đó cũng phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp phát sinh.