theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đó ký kết hoặc tham gia
Khác với quan hệ dân sự trong nước là quan hệ chỉ chịu sự chi phối bởi duy nhất hệ thống pháp luật Việt Nam, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cũng chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Điều ước quốc tế về thừa kế có yếu tố nước ngoài gồm hai loại là điều ước đa phương và điều ước song phương. Về lĩnh vực này, mặc dù đã có một số điều ước đa phương quan trọng được hình thành như công ước Lahaye 1892, Công ước Bustamante, nhưng do nhiều lý do khác nhau mà một trong những lý do quan trọng là sự bất đồng về lợi ích của các quốc gia nên hầu như chúng không phát huy được hiệu lực trên thực tế. Do vậy, để thống nhất cách thức giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế giữa các quốc gia, các nước chủ yếu dựa vào việc ký kết các điều ước quốc tế song phương với nhau.
Xét quan hệ thứ bậc áp dụng, đặt trong bối cảnh các quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 759 Bộ luật Dân sự năm 2005 có thể thấy điều ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia được ưu tiên áp dụng trước tiên tiếp đó mới đến pháp luật Việt Nam.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của hợp tác quốc tế Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế để điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế. Trên thực tế, ở một số lĩnh vực nhất định, các quy phạm của các điều ước quốc tế đóng vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh các mối quan hệ của tư pháp quốc tế nói chung và quan hệ thừa kế nói riêng. Trong số đó có nhiều điều ước quốc tế đã gián tiếp hoặc trực tiếp đề cập và giải quyết các vấn đề tư pháp quốc tế ở lĩnh vực thừa kế.