Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài:

Một phần của tài liệu Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam trong mối tương quan (Trang 92 - 96)

quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài:

Theo pháp luật Việt Nam, vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài quy định một số vấn đề cơ bản như việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu đối với động sản hoặc bất động sản, năng lực của người lập di chúc, hình thức di chúc. Cụ thể, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:

Về quyền sở hữu tài sản Điều 766 quy định:

“1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.

2. Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thoả thuận khác.

3. Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.

4. Việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và phỏp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ”

Và theo Điều 170 một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu là do “5. Được thừa kế tài sản;

Cụ thể tại Điều 768 quy định rõ ràng hơn về thừa kế theo di chúc : “1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc phải tuân theo

pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân.

2. Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.

Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Bộ luật dân sự năm 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài quy định:

Điều 11. Quyền sở hữu tài sản

1. Việc áp dụng pháp luật về quyền sở hữu tài sản tuân theo quy định tại Điều 766 của Bộ luật dân sự.

2. Trong trường hợp xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được áp dụng theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì tuân theo các quy định tại Phần thứ hai của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 13. Thừa kế theo di chúc

1. Năng lực lập, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch. Trong trường hợp người lập di chúc không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo di chúc tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự và Nghị định này.

2. Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc. Di chúc của người Việt Nam lập ở nước ngoài được công nhận là hợp thức tại Việt Nam, nếu tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc.

Việc áp dụng luật quốc tịch trong giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài đó được Việt Nam quy định khá đầy đủ, ngay cả với trường hợp người không quốc tịch và người có nhiều quốc tịch (là

vấn đề đặt ra khi lựa chọn hệ thuộc luật quốc tịch) cũng được quy định cụ thể tại Điều 760 BLDS năm 2005:

“ 1. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cú quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân ”

Trong việc xác định pháp luật áp dụng đối với thừa kế theo di chúc, chúng tôi thấy có một số vấn đề lưu ý:

Một là đối với năng lực lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc. Qua nghiên cứu pháp luật của các nước phù hợp với các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết, thì năng lực lập di chúc, việc thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc, trừ trường hợp di chúc đối với bất động sản (tuân theo pháp luật nơi có bất động sản). Việc xác định pháp luật áp dụng đối với năng lực lập di chúc như vậy là thống nhất với pháp luật áp dụng khi xác định năng

lực hành vi dân sự của cá nhân (Điều 762 và Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005).

Hai là hình thức: Mặc dù Việt Nam chưa ra nhập công ước Lahay 1961 về giải quyết xung đột pháp luật đối với hình thức của di chúc. Nhưng thực tiễn tư pháp ở nhiều nước (có hoàn cảnh tương tự) cho thấy có sự vận dụng mềm dẻo quy định của công ước. Chúng ta cũng có thể tham khảo. Trong việc xác định pháp luật áp dụng đối với hình thức của di chúc, chúng tôi cho rằng cần có quy định mềm dẻo về khả năng xác định pháp luật áp dụng, nhằm đảm bảo sự phù hợp với thông lệ quốc tế về vấn đề này. Do đó tôi cho rằng hình thức của di chúc nếu thỏa mãn yêu cầu của một trong các hệ thống pháp luật sau đây thì được công nhận tại Việt Nam:

- Pháp luật của nước nơi lập di chúc.

- Pháp luật của nước nơi người lập di chúc có quốc tịch. - Pháp luật của nước nơi người lập di chúc thường trú - Pháp luật của nước nơi có bất động sản.

Trong trường hợp di chúc được lập trên các phương tiện vận chuyển quốc tế mà người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa, thì hình thức của di chúc được công nhận tại Việt Nam nếu không trái với pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc trong hoàn cảnh tương tự.

Ngoài những quy định hiện hành, vấn đề xung đột pháp luật trong lĩnh vực thừa kế theo di chúc có thể được xác định theo một số hệ thuộc khác. Việc sử dụng hệ thuộc luật nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thừa kế với việc xác định năng lực lập di chúc, hình thức của di chúc…hoặc việc xác định năng lực lập di chúc có thể được xác định theo luật nơi có di sản thừa kế và hình thức di chúc có thể xác định theo hệ thuộc luật nơi có di sản

thừa kế. Và việc chấp nhận pháp luật của các nước khác nhau về giá trị hiệu lực của di chúc sẽ giúp cho việc công nhận và thi hành di chúc được đơn giản và dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam trong mối tương quan (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)