Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các hiệp định tương trợ tư pháp:

Một phần của tài liệu Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam trong mối tương quan (Trang 39 - 47)

tương trợ tư pháp:

Hiệp định tương trợ tư pháp là điều ước quốc tế quan trọng, được ký kết với danh nghĩa nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ giữa nước ta và nước ngoài về tương trợ tư pháp. Đến nay, nhà nước ta đã ký một số hiệp định tương trợ tư pháp với nước ngoài và hầu hết các hiệp định đều định ra nguyên tắc nhằm giải quyết các việc thừa kế của công dân hai nước ký kết.

* Trước năm 1992:

Từ trước năm 1992, khi còn tồn tại Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta đã ký kết 6 hiệp định tương trợ tư pháp với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đó là:

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hũa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ Đức ký ngày 15/12/1980 và đó hết hiệu lực ngày 16/4/1994 (theo Công hàm số 50A.505 - 27/4/DDR/VIE của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Đức);

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, hình sự giữa nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hũa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ký ngày 10/12/1981. Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga đã kế thừa từ năm 1992 đến nay; các nước Cộng hũa khác thuộc Liên Xô cũ không kế thừa. (Tháng 8/1998, giữa ta và Liên bang Nga đó ký Hiệp định tương trợ tư pháp mới, khi Hiệp định này được phê chuẩn và có hiệu lực đó thay thế Hiệp định năm 1981).

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa nước cộng hũa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc ký ngày 12/10/1982 (việc trao đổi thư phê chuẩn được tiến hành ngày 13/3/1984). Khi Tiệp Khắc được phân chia thành hai nước là Séc và Slovakia vào đầu những năm 1990 thì cả hai nước đều kế thừa Hiệp định này;

- Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa CuBa ký ngày 30/11/1984 (việc trao đổi thư phê chuẩn được tiến hành ngày 11/8/1987)

- Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Hungari ký ngày 18/01/1985 (việc trao đổi thư phê chuẩn được tiến hành ngày 17/1/1986);

- Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Bungari ký ngày 03/10/1986 (việc trao đổi thư phê chuẩn được tiến hành ngày 5/6/1987);

Hầu hết những hiệp định tương trợ tư pháp này được ký vào đầu những năm 80 khi quan hệ giao lưu dân sự giữa các thể nhân, pháp nhân nước ta với các thể nhân, pháp nhân các nước xã hội chủ nghĩa có những sự phát triển ở mức độ nhất định như: tiếp nhận công nhân và những người lao động Việt Nam sang làm việc theo hiệp định về hợp tác lao động, đào tạo lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, trao đổi chuyên gia (chủ yếu các đoàn chuyên gia ngắn hạn sang công tác tại Việt Nam) một số hoạt động tham quan du lịch và hoạt động thương mại, trao đổi hàng hóa…

Tất cả các Hiệp định tương trợ tư pháp được ký giữa các nước có cùng chế độ kinh tế, xã hội thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa. Các hoạt động tương trợ tư pháp cũng như các hình thức trợ giúp khác đều được thực hiện trên các nguyên tắc quốc tế xã hội chủ nghĩa.

* Sau năm 1992:

Từ sau năm 1992 đến nay, Nhà nước ta đã ký kết một số hiệp định tương trợ tư pháp như:

- Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ba Lan ký ngày 22/3/1993;

- Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 06/7/1998;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ký ngày 25/8/1998;

- Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 19/10/1998;

- Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Pháp ký ngày 24/02/1999;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ucraina ký ngày 06/4/2000;

- Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mông Cổ ký ngày 17/4/2000;

- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Belarut ký ngày 14/9/2000;

- Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ngày 04/5/2002;

Hiện nay, nhà nước ta đang xem xét việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều nước khác.

Các hiệp định tương trợ tư pháp trên được ký kết trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi cơ bản. Đa số các nước đã ký với nước ta là những nước có nền kinh tế đang phát triển và có chế độ chính trị xã hội khác nhau.

Mục đích của việc ký kết các hiệp định là nhằm mở rộng và tăng cường hơn nữa các quan hệ hữu nghị trong các lĩnh vực tương trợ tư pháp và pháp lý, thiết lập việc bảo hộ qua lại và tôn trọng quyền về nhân thân và tài sản của công dân nước này cư trú và làm ăn trên lãnh thổ nước kia.

Các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước ngoài được ký kết dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, hai bên cùng có lợi nhằm mục đích cơ bản là: bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân và pháp nhân của nhau trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, các quan hệ tố tụng; xác lập quan hệ hợp tác giữa các cơ quan tư pháp các nước ký kết; định ra các nguyên tắc thống nhất nhằm điều chỉnh các xung đột về luật áp dụng và về thẩm quyền giải quyết các quan hệ pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, hình sự nảy sinh giữa công dân Việt Nam với công dân các nước ký kết.

Có thể nói, các hiệp định này là hệ thống các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật quan trọng được các nước hữu quan thống nhất xác lập nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản của tư pháp quốc tế. Trong các hiệp định này, vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài đó được quy định tương đối có hệ thống, bao gồm các quy phạm nhằm điều chỉnh các quan hệ về thừa kế phát sinh giữa công dân và pháp nhân của các bên hữu quan.

Nguyên tắc chủ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận trong các hiệp định này là nguyên tắc bình đẳng giữa công dân của các bên trong quan hệ thừa kế (Điều 35 Hiệp định giữa Việt Nam và Tiệp Khắc, Điều 33 Hiệp định giữa Việt Nam và CuBa, Điều 38 Hiệp định giữa Việt Nam và Nga, Điều 41 Hiệp định Việt Nam và Belarut…). Nguyên tắc này biểu hiện cụ thể như sau: Công dân nước ký kết này bình đẳng với công dân của nước ký kết kia trong việc lập hoặc hủy bỏ di chúc đối với tài sản đang có và các quyền cần thực hiện ở nước ký kết kia cũng như về khả năng được nhận tài sản hoặc các quyền theo thừa kế, việc chuyển tài sản và các quyền cho công dân của nước ký kết này theo cùng những điều kiện mà nước ký kết kia dành cho công dân nước mình.

Các hiệp định tương trợ tư pháp mà Nhà nước ta đã ký kết cũng đưa ra thêm nhiều các quy phạm thực chất thống nhất nhằm bảo hộ quyền thừa kế và tài sản thừa kế của công dân các nước hữu quan. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất trong các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân và gia đình là chúng ta ghi nhận các quy phạm xung đột nhằm giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế.

Trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với nước ngoài, vấn đề thừa kế được giải quyết theo nguyên tắc thống nhất, các quy định của các hiệp định có thể phân ra hai loại: Loại quy định về luật áp dụng và loại quy định về thẩm quyền.

* Luật áp dụng:

Căn cứ vào Điều 45 Hiệp định giữa Việt Nam - Đức, Điều 35 Hiệp định giữa Việt Nam - Tiệp Khắc cũ, Điều 34 hiệp định giữa Việt Nam - Bungari và Điều 45 Hiệp định giữa Việt Nam - Hungari luật áp dụng điều chỉnh quyền thừa kế được xác định như sau:

- Đối với động sản:

Theo quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp, quyền thừa kế đối với động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết.

- Đối với bất động sản:

Với di sản là bất động sản, các hiệp định tương trợ tư pháp quy định phải tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản đó.

- Phân biệt di sản là động sản hay bất động sản:

Việc phân biệt di sản là động sản hay bất động sản phải tuân theo pháp luật nước nơi có tài sản.

* Thẩm quyền giải quyết:

Song song với việc xác định pháp luật áp dụng để giải quyết vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài, các hiệp định tương trợ tư pháp còn xác định thẩm quyền để giải quyết vấn đề thừa kế phát sinh giữa các bên thuộc các nước hữu quan.

Vấn đề xác định thẩm quyền xét xử quốc tế lâu nay là vấn đề phức tạp, xung quanh nó luôn xảy ra các tranh chấp làm thiệt hại đến quyền lợi của công dân và mối bang giao hữu nghị giữa các nước. Việc ký kết các điều ước quốc tế nhằm thống nhất dấu hiệu xác định thẩm quyền xét xử quốc tế là khuynh hướng chung hiện nay trên thế giới. Nó biểu hiện sự bình đẳng về mặt pháp lý, tôn trọng chủ quyền các quốc gia, hai bên cùng có lợi tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tư pháp bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân các nước hữu quan một cách hữu hiệu, công bằng, góp phần tăng cường sự hợp tác quốc tế. Trong đời sống quốc tế, giữa các nước cũng đã có khá nhiều điều ước quốc tế được ký kết nhằm xác định thẩm quyền xét xử các vụ án có yếu tố nước ngoài. Tùy theo từng lĩnh vực, từng quan hệ và thành phần các nước tham gia mà các điều ước này ghi nhận với mức độ khác nhau các dấu hiệu xác định thẩm quyền xét xử quốc tế.

Trong các hiệp định tương trợ tư pháp, việc xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp mỗi nước ký kết có ý nghĩa quan trọng, vì nó giải quyết được vấn đề xung đột về thẩm quyền khi cần phải xử lý những tranh chấp về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng và tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung.

Trong tất cả các hiệp định nêu trên, thẩm quyền giải quyết về thừa kế đều dựa vào hai dấu hiệu chính: Quốc tịch và nơi có tài sản. Cụ thể như sau:

- Thẩm quyền giải quyết thừa kế động sản thuộc về cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người có tài sản thừa kế là công dân khi chết.

- Thẩm quyền giải quyết thừa kế bất động sản thuộc về cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi có bất động sản (điều 38 Hiệp định Việt Nam - Tiệp Khắc cũ, Điều 37 Hiệp định Việt Nam - Cuba, điều 36 Hiệp định Việt Nam - Bungari, Điều 46 Hiệp định Việt Nam - Hungari…)

Tuy nhiên, theo quy định của các hiệp định này, trong trường hợp toàn bộ động sản của công dân nước ký kết này sau khi chết để lại trên lãnh thổ nước ký kết kia thì cơ quan tư pháp của nước đó sẽ giải quyết các thủ tục pháp lý về tài sản thừa kế đó theo yêu cầu của người thừa kế và với sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế. Các quy định nêu trên cũng được áp dụng đối với các vụ tranh chấp về thừa kế.

Qua cách giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với nước ngoài, có thể thấy: Việc xác định thẩm quyền xét xử trong các hiệp định luôn gắn liền và có quan hệ chặt chẽ với cách giải quyết xung đột pháp luật về nội dung (vấn đề chọn luật).

Cụ thể là:

- Đối với thừa kế động sản, áp dụng pháp luật của nước ký kết mà người để lại tài sản là công dân. Và để giải quyết thừa kế động sản, thẩm quyền thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người có tài sản là công dân khi chết.

- Đối với thừa kế bất động sản, áp dụng pháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản, thẩm quyền giải quyết thừa kế bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi có bất động sản.

Một phần của tài liệu Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam trong mối tương quan (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)