quyết di sản không người thừa kế có yếu tố nước ngoài
Đây là vấn đề còn có nhiều quan điểm khác nhau. Xuất phát từ quan niệm trong luật quốc gia, một số nước xác định di sản không có người thừa kế là tài sản vô chủ, một số nước xác định Nhà nước với tư cách là người thừa kế. Theo quan điểm của pháp luật Việt Nam, quyền của Nhà nước hưởng số di sản vì lý do nào đó không có người thừa kế do công dân Việt Nam để lại là quyền dân sự, quyền thừa kế của Nhà nước Việt Nam. Căn cứ vào nội dung của quy định trên, về mặt nguyên tắc, quyền thừa kế của Nhà nước Việt Nam không chỉ giới hạn đối với các di sản “không người thừa kế” của công dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam mà còn đối với cả các di sản này của công dân Việt Nam chết đi để lại ở nước ngoài. Trong mọi trường hợp, khi pháp luật của Việt Nam được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ thừa kế thì số di sản này phải thuộc về Nhà nước Việt Nam với tư cách là người thừa kế, kể cả những trường hợp pháp luật của nước nơi công dân Việt Nam chết hoặc nơi có di sản thừa kế đó quy định khác.
Theo khỏan 3 Điều 27 Pháp lệnh lãnh sự của Việt Nam thì trong trường hợp công dân Việt Nam ở khu vực lãnh sự chết đi mà di sản không có người thừa kế thì lãnh sự nhận và chuyển di sản đó cho cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền.
Điều 767 quy định về di sản không có người thừa kế
nơi có bất động sản đó.
4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết. ”
Theo pháp luật Việt Nam, Chúng ta xác định quyền thừa kế đối với tài sản là động sản mà không có người thừa hưởng thuộc về nước mà người để lại tài sản thừa kế là công dân trước khi chết. Quyền thừa kế đối với tài sản là Bất động sản mà không có người thừa kế thuộc về nhà nước nơi có bất động sản mà không có người thừa kế.
Và hầu hết các hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam và các nước quy định về vấn đề này cũng được xác định như vậy.
Ngoài việc xác định pháp luật quốc tịch trong việc giải quyết di sản không người thừa kế là động sản thì một hệ thuộc cũng được lựa chọn để giải quyết vấn đề này là pháp luật nơi cư trú; nơi cư trú của người để lại di sản lúc người đó chết hoặc trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu tài sản vô chủ thì hệ thuộc luật nơi có tài sản được lựa chọn.
Tóm lại, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, xét dưới khía cạnh luật thực chất, chủ yếu phát sinh trong trường hợp người nước ngoài để lại thừa kế hoặc hưởng tài sản thừa kế tại Việt Nam; công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được hưởng di sản thừa kế tại Việt Nam. Do đó, khẳng định nguyên tắc nhà nước Việt Nam bảo hộ quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là rất cần thiết. Trên tinh thần đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về thừa kết có yếu tố nước ngoài là điều hoàn toàn cần thiết, phù hợp với các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đó ký kết với các nước.
Tuy nhiên, để thực hiện được các quy định này, thì điều cần thiết là nhà nước phải ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật thực định, cụ thể hóa và hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện quyền thừa kế, nội dung quyền thừa kế
cũng như trình tự thủ tục mở thừa kế, chuyển di sản ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam.
Ngoài ra những quy phạm về xung đột về thừa kế có yếu tố nước ngoài của Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới còn thiếu những điều ước quốc tế đa phương thậm chí những quy định còn chưa cụ thể cần bổ sung phù hợp với hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay và xu hướng phát triển của thế giới. Bên cạnh đó, các quốc gia cần tiến hành giao lưu và xúc tiến hoạt động tương trợ tư pháp để việc áp dụng pháp luật không chỉ trong khuôn khổ các điều ước mà còn cả trên thực tiễn. Vì dù các cơ sở pháp lý được xây dựng đầy đủ nhưng việc các quốc gia không chấp nhận hoặc chỉ chấp nhận một phần cách giải quyết xung đột pháp luật của nước ngoài sẽ là rất khó thực hiện và hiệu quả việc áp dụng quy phạm xung đột pháp luật này cũng không thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng cũng không cao.
Một vấn đề cần bổ sung vào phần Bộ luật Dân sự về giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo di chúc là quy định về chọn pháp luật điều chỉnh nội dung di chúc. Theo chúng tôi, dấu hiệu chọn ở đây cần quy định theo pháp luật mà người để lại di sản có quốc tịch.
KẾT LUẬN
Tóm lại, tư pháp quốc tế của Việt Nam qua các thời kỳ đã có những thay đổi hoàn thiện hơn. Mặc dù những quy định sgiải quyết trực tiếp các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài còn thiếu nhưng những quy định của pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện rất nhiều khi ghi nhận đồng thời chấp nhận hệ thuộc theo pháp luật của nước ngoài để giải quyết vấn đề này miễn là không trái với những nguyên tắc của pháp luật Việt Nam.
Nhìn chung những quy phạm trong lĩnh vực tư pháp quốc tế về vấn đề thừa kế của Việt Nam đã theo kịp với một số nước trên thế giới. Nhưng nhu cầu xây dựng một văn bản cụ thể quy định chi tiết những vấn đề trong việc
giải quyết xung đột pháp luật đặc biệt là về thừa kế có yếu tố nước ngoài vẫn là cần thiết nhất.