Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết vấn đề di sản không ngƣời thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam trong mối tương quan (Trang 67 - 72)

sản không ngƣời thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài.

Một trong những vấn đề phức tạp và luôn được chú ý trong tư pháp quốc tế đó là vấn đề “di sản không người thừa kế”. Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, thì di sản đó được gọi là di sản không người thừa kế. Vậy, số di sản này sẽ được giải quyết như thế nào?

ở Việt Nam từ trước đến nay quan điểm thống nhất là: tài sản không có người nhận thừa kế thì sẽ thuộc về Nhà nước. Quan điểm này được thể hiện cụ thể và xuyên suốt trong suốt quá trình pháp triển pháp luật về thừa kế ở Việt Nam.

Theo pháp lệnh thừa kế năm 1990 (Điều 9) “Trong trường hợp không có người thừa kế hoặc những người thừa kế không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản thì di sản thuộc về nhà nước.”

Điều 647 Bộ luật Dân sự năm Việt Nam năm 1995 quy định di sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước

“Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, thì di sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước.”

Điều 644 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định: “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đó thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”.

Theo thực tiễn nhiều nước trên thế giới, động sản không có người thừa kế được chuyển cho người nước ngoài để lại di sản mang quốc tịch lúc qua đời, còn bất động sản không có người thừa kế được chuyển cho nước nơi có bất động sản.

Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đưa ra nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp thừa kế theo pháp luật mà di sản không có người thừa kế. Khoản 3 và khoản 4 của Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau:

“3. Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản đó.

4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.”

Như vậy, quy định trên đó sử dụng kết hợp hệ thuộc luật nơi có bất động sản và hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản, cụ thể: di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó, còn di sản không có người thừa kế là động sản thì thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch. Với quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 di sản không có người thừa kế có thể thuộc về nhà nước Việt Nam (nếu người để lại di sản là công dân Việt Nam hoặc di sản là bất động sản ở Việt Nam).

Việc giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế cũng được quy định cụ thể trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước. Đây là cách giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất, thuận lợi nhất giữa các bên ký kết. Bởi vì các hiệp định này chứa đựng các quy phạm thực chất thống nhất, trực tiếp giải quyết vấn đề di sản không có người thừa kế mà không cần phải thông qua bất kỳ hệ thống pháp luật nào. Điều 37 hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Tiệp Khắc cũ quy định:

“Nếu không có người thừa kế theo pháp luật của nước ký kết có thẩm quyền về quan hệ thừa kế, thì động sản thuộc nước ký kết mà người quá cố là công dân khi chết; bất động sản thuộc nước ký kết nơi có bất động sản.”

Điều 34 hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Bungari quy định việc chuyển giao tài sản thừa kế cho Nhà nước

“Nếu theo pháp luật của các nước ký kết tài sản thừa kế được chuyển giao cho Nhà nước, thì động sản được chuyển giao cho nước ký kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết, còn bất động sản được chuyển giao cho nước ký kết nơi có bất động sản”

Như vậy, về vấn đề di sản không người thừa kế, quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp cũng tương tự như quy định của pháp luật trong nước. Trong quan hệ giữa Việt Nam và nước ngoài ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam, nhà nước Việt Nam được nhận số động sản do công dân Việt Nam để lại ở nước ngoài sau khi qua đời mà không có người thừa kế, đồng thời nhận số bất động sản có ở Việt Nam do công dân của nước ngoài để lại sau khi qua đời mà không có người thừa kế.

Một vấn đề được đặt ra là trong trường hợp này nhà nước nhận tài sản không người thừa kế với tư cách là người thừa kế hay với tư cách là thủ đắc tài sản vô chủ.

Trong quá trình nghiên cứu quy định về quyền tiếp nhận di sản không có người thừa kế của người nước ngoài, nhiều ý kiến cho rằng cần có sự thống nhất giữa các quốc gia về việc xác định rõ nhà nước là người thừa kế như một hàng thừa kế hay là người chiếm hữu tài sản vô chủ. Vấn đề này hết sức quan trọng liên quan đến thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại và liên quan đến nhà nước nào có quyền tiếp nhận. ở một số nước nhà nước hưởng số di sản thừa kế với tư cách người thừa kế. ở một số nước khác nhà nước hưởng số di sản này như là tài sản vô chủ trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu các tài

sản vô chủ. Chính sự khác nhau trong các quy định này của luật thực chất đó dẫn tới các quyết định khác nhau về số phận của các tài sản không người thừa kế. Cụ thể, khi công dân một nước cư trú và chết trên lãnh thổ của nước kia để lại di sản trên lãnh thổ nước đó, hay ở một nước thứ ba nào khác thì có hai cách giải quyết như sau:

- Đối với những quốc gia áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế và số phận của di sản trên. Nếu luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế quy định rằng nhà nước sẽ hưởng số di sản này phải chuyển giao cho nhà nước mà người để lại di sản thừa kế mang quốc tịch. Nhưng nếu luật này quy định rằng, nhà nước sẽ hưởng số di sản trên phải chuyển giao cho nhà nước nơi người đó chết hoặc cho nhà nước nơi hiện có số di sản thừa kế

- Đối với những nước áp dụng luật nơi cư trú của người để lại di sản thừa kế để giải quyết, nếu luật nước đó quy định rằng, Nhà nước hưởng số di sản với tư cách là người thừa kế thì số di sản phải chuyển giao cho Nhà nước nơi người đó cư trú vào lúc người đó chết. Nhưng nếu quy định rằng, Nhà nước hưởng số di sản này trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu tài sản vô chủ thì số di sản núi trên phải chuyển giao cho Nhà nước nơi hiện có di sản.

Ở Việt Nam từ trước đến nay, khuynh hướng thống nhất là Nhà nước hưởng số di sản vì lý do nào đó không có người thừa kế là quyền thừa kế của nhà nước Việt Nam. Về mặt nguyên tắc, quyền thừa kế của Nhà nước Việt Nam không chỉ giới hạn đối với các di sản không người thừa kế của công dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam mà còn đối với cả các di sản của công dân Việt Nam chết đi để lại trên lãnh thổ ở nước ngoài. Trong mọi trường hợp, khi pháp luật của Việt Nam được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ thừa kế thì số di sản này phải thuộc về nhà nước Việt Nam với tư cách là người thừa kế, kể cả những trường hợp pháp luật của nước nơi công dân Việt Nam chết hoặc nơi có di sản thừa kế có quy định khác.

CHƢƠNG 3:

Một phần của tài liệu Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam trong mối tương quan (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)