- Khối tham mưu
2 111,71 Lợi nhuận trước
4.4.7. Giải pháp tiết kiệm chi phí trong kinh doanh
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, người ta thường so sánh kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào trong một quá trình. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về chi phí đầu vào của quá trình kinh doanh và làm sao phải giảm chi phí đầu vào xuống mức thấp nhất có thể. Có như vậy thì quá trình kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.
Chi phí đầu vào của quá trình kinh doanh, thường bao gồm: chi phí sản xuất, chi phí lưu thông sản phẩm và các chi phí bán hàng ,quản lý doanh nghiệp. Chi phí sản suất là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh. Do vậy, có thể nói chi phí sản xuất là các chi phí của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản suất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí ,tính toán được kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp. Cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng để kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm. Từ đó ta có thể xem xét để giảm chi phí ở từng loại, góp phần hạ giá thành sản phẩm sản xuất ra.
Việc thực hiện tiết kiệm chi phí là một biện pháp để có hiệu quả kinh tế cao. Để quản lý chi phí một cách chặt chẽ, giảm các khoản chi phí bất hợp lý, Công ty cần phải xem xét lại các khâu và các chỉ tiêu bằng cách:
- Lựa chọn nguồn hàng hợp lý, chất lượng sản phẩm đảm bảo về phương diện vận tải phù hợp, địa điểm, phương thức mua bán thích hợp.
- Giảm hao hụt chi phí : Tăng cường bán hàng giảm khối lượng tồn kho lưu trữ, hạn chế hao hụt sản phẩm trong sản xuất và vận chuyển.
- Phát triển nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí tiền lương : Có chế độ khám sức khỏe định kỳ và tăng mức bồi dưỡng độc hại cho người lao động. Cải thiện môi trường làm việc cho người lao động.
- Tăng cường công tác quản lý vật liệu để giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành.
- Tăng cường công tác quản lý và khai thác TSCĐ.
- Khắc phục khó khăn về vốn dài hạn, tạo điều kiện đầu tư.
- Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp : Chi phí quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Trong đó chi phí bằng tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất gồm các khoản chi trả lãi vay đầu tư, lãi vay vốn lưu động và các chi phí khác. Ngoài việc tính toán, dự trù các khoản vay vốn sao cho phù hợp với lãi suất, tránh được mức lãi suất cao và phù hợp với khả năng thanh toán, Công ty cần kiểm soát các chi phí hoạt động của bộ phận quản lý bằng cách khoán chi theo công việc cần thiết cho các bộ phận căn cứ vào nhu cầu chi tiêu cần thiết đã lập kế hoạch và căn cứ vào mức chi kỳ trước để điều chỉnh cho phù hợp, để đảm bảo bộ máy hoạt động tích cực và tiết kiệm chi phí cho Công ty. Cần quản lý chặt chẽ các khoản chi bằng tiền phục vụ giao dịch. Để giảm lãi vay ngân hàng tìm mọi biện pháp để làm tăng nhanh tốc độ vòng quay của vốn, tận dụng các khoản tiền nhàn rỗi như: BHXH, quỹ lương của cán bộ công nhân viên, tiền khấu hao chưa sử dụng đến.
- Tiến hành phân loại kết hợp với giảm các loại chi phí một cách hợp lý sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Công ty trên thị trường.
PHẦN 5