Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Thạch Bàn miền Bắc (Trang 31)

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình ngoài việc dựa vào các yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động vào doanh nghiệp như nhu cầu của thị trường về hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh mà các doanh nghiệp đang hoạt động hay các điều kiện thuận lợi về tự nhiên giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại trên thị trường thì các doanh nghiệp cần có một số biện pháp để tăng lợi nhuận doanh nghiệp nhằm đưa doanh nghiệp từng bước phát triển, có một số biện pháp:

-Thực hiện tiết kiệm cho phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong kinh doanh doanh nghiệp cần quan tâm đến quản lý chi phí, tìm biện pháp để giảm chi phí, loại trừ những chi phí bất hợp lý, bất hợp lệ. Doanh nghiệp có thể đầu tư đổi mới kỹ thuật, cải tạo dây truyền công nghệ, ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tạo dây truyền công nghệ, ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, việc đầu tư đòi hỏi vốn dài hạn phải lớn, doanh nghiệp cần có biện pháp cụ thể khai thác nguồn vốn phục vụ cho đầu tư. Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ tổ chức sản xuất và lao động, năng lực quản lý, hạn chế tối đa các thiệt hại, tổn thất trong quá trình sản xuất để có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

-Tăng doanh thu cho hoạt động kinh doanh bằng cách tăng khối lượng hàng hóa dịch vụ sản xuất và đưa ra thị trường. Nhưng bên cạnh đó cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm, điều này cũng tạo ra điều kiện tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng, doanh nghiệp có thể đồng ý cho các đơn vị mua hàng hoặc người tiêu dùng có thể đổi lại những sản phẩm bị lỗi để tạo niềm tin khách hàng. Doanh nghiệp cũng cần bám sát thị trường để xem xét, quyết định mở rộng hay thu hẹp thị trường nguồn hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh vì có khi cùng một loại sản phẩm nếu bán trên các thị trường khác nhau hay ở vào thời điểm khác nhau có thể mang lại những lợi nhuận khác nhau cho doanh nghiệp.

-Thông thường bán sản phẩm về sẽ thu được tiền về nhưng trong điều kiện cạnh tranh các doanh nghiệp bán hàng nên giành những ưu đãi nhất định đối với người

mua, như cho thanh toán theo kỳ hạn hoặc bán với phương thức trả góp, trả chậm, thực hiện chiết khấu thương mại, thưởng cho những khách hàng mua với số lượng lớn...

-Doanh nghiệp nên thực hiện tốt các điều kiện trong hợp đồng với các khách hàng của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra giá cả cạnh tranh để từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp mình trên thị trường. Đừng vì lợi ích trước mắt mà làm giảm uy tín doanh nghiệp và đánh giá đánh mất thương hiệu sản phẩm. Chính uy tín và thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua được những thử thách và thắng lợi trong cạnh tranh, từ đó đảm bảo cho doanh thu tăng lên...

-Nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển của một doanh nghiệp, chính vì điều này nên các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao tay nghề của công nhân, nâng cao trình độ của các cán bộ đặc biệt là cấp quản lý trong doanh nghiệp, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp thu những khoa học công nghệ hiện đại để phục vụ cho sản xuất và kinh doanh, hơn nữa việc nâng cao trình độ quản lý còn giúp doanh nghiệp dễ dàng hội nhập hơn với các doanh nghiệp cùng ngành trong một quốc gia hoặc rộng hơn nữa là nền kinh tế của các nước trong khu vực trên toàn thế giới.

Thêm vào đó trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô điều kiện kinh doanh. Chính vì thế doanh nghiệp cần xem xét đánh giá thật kỹ trước khi quyết định huy động vốn từ nguồn nào có lợi nhất cho mình để tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra mà hiệu quả đạt được là cao nhất.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Thạch Bàn miền Bắc (Trang 31)