- Khối tham mưu
2 111,71 Lợi nhuận trước
4.4.1. Giải pháp về vốn
Sử dụng vốn trong kinh doanh là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh, vì vậy việc tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả nguồn vốn là rất quan trọng. Đối với những TSCĐ cũ kỹ lạc hậu, Công ty có thể thanh lý ngay để giải phóng vốn, tích cực thu hồi nợ của khách hàng. Đồng thời Công ty xây dựng các phương án kinh doanh hợp lý và có hiệu quả.
- Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, bên cạnh số vốn góp của các cổ đông trong Công ty thì doanh nghiệp có thể huy động vốn bổ sung, vay tín dụng, liên doanh liên kết... nhằm tăng số vốn lưu động cho doanh nghiệp, từ đó tăng khả năng thanh toán tạo thuận lợi cho hiệu quả kinh doanh. Để thực hiện tốt việc này doanh nghiệp cần có những chủ trương, chính sách hợp lý, rõ ràng và công khai. Việc lựa chọn nguồn vốn cần phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả, tùy thuộc vào mục đích của việc huy động mà lựa chọn nguồn huy động hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn, tránh tình trạng thừa thiếu vốn.
- Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm: đây là biện pháp nhằm khẳng định được khả năng sản xuất của mình cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Do đó doanh nghiệp cần chú trọng mục tiêu sản xuất cụ thể như : Sản phẩm, giá cả, số lượng... nhằm tăng thu nhập và lợi nhuận.
- Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế : Qua số liệu kế toán đặc biệt là các báo cáo tài chính kế toán như bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp thường xuyên nắm được số liệu vốn hiện có cả về mặt giá trị và hiện vật ,nguồn hình thành và các biến động tăng giảm vốn trong kỳ, tình hình và khả năng thanh toán...Nhờ dó có thể đề ra các giải pháp đúng đắn để kịp thời xử lý các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra đều đặn nhịp nhàng.
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Doanh nghiệp cần :
a. Với tài sản cố định
mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực kinh doanh của Công ty. Hơn nữa, đó là sự bỏ vốn đầu tư dài hạn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần phải được phân tích kỹ lưỡng. Trước khi ra quyết định, việc kế hoạch hoá đầu tư mới TSCĐ là cần thiết để xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh của Công ty, sẽ tạo điều kiện cho Công ty chủ động huy động nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động đó. Tuy nhiên, do số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty phụ thuộc vào đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết, đồng thời căn cứ vào nhu câù tiêu thụ từng thời kỳ. Điều này gây nên khó khăn cho việc bố trí sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, gây cản trở cho hoạt động kế hoạch hoá và đầu tư mới TSCĐ. Ngoài việc lên kế hoạch đầu tư TSCĐ, Công ty cần nâng cao hiệu quả trong công tác tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng để đưa ra được những quyết định tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ đầu tư mới. Giúp công ty chủ động sử dụng các TSCĐ hiện có vì xác định được mục đích rõ ràng, có cơ hội chuẩn bị và lựa chọn để đảm bảo các TSCĐ được mua sắm, xây dựng với mức độ hiện đại, chất lượng tốt và giá thành hợp lý.
- Xử lý nhanh những tài sản cố định không sử dụng, hư hỏng nhằm thu hồi vốn nhanh, bổ sung thêm vốn cho hoạt động kinh doanh.
b. Với tài sản lưu động
Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho từng thời kỳ kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung: Xác định đúng đắn nhu cầu TSLĐ thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về TSLĐ cho hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đề phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa thiết thực hơn.
Thực trạng ở Công ty CP Thạch Bàn miền Bắc cho thấy: TSLĐ chủ yếu được hình thành từ vốn vay mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Do đó việc sử dụng vốn vay này gặp rủi ro khá cao. Mặt thuận lợi là Công ty có vốn để kinh doanh và có cơ hội để tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu (sử dụng đòn bẩy tài chính), mặt khác nó tạo nên gánh nặng nợ nần mà khi hoạt đông kinh doanh của Công ty xấu đi sẽ thấy hậu quả của nó ngay
vì tiền lãi phải trả rất lớn. Để sử dụng nguồn vốn này hợp lý và có hiệu quả cần xác định nhu cầu TSLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu cho hoạt động kinh doanh, trong đó cần xem xét nhu cầu vốn cho từng khâu của TSLĐ. Từ đó có sự bố trí cơ cấu TSLĐ sao cho đầy đủ, hợp lý. Trên cơ sở nhu cầu TSLĐ, lập kế hoạch sử dụng TSLĐ sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất mà đưa lại hiệu quả cao nhất. Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn như: lợi nhuận sau thuế hàng năm, quỹ khấu hao hàng năm để bổ sung vào nguồn TSLĐ thường xuyên.
Việc dự đoán nhu cầu TSLĐ thường xuyên sao cho là hợp lý trong từng thời kỳ lại phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau như: Quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ; sự biến động của các loại hàng hoá trên thị trường; chính sách chế độ về lao động, tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp; trình độ tổ chức quản lý sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...Vì vậy, để có thể xác định chính xác nhu cầu TSLĐ thì Công ty cần chú ý:
+ Qua tổng kết đánh giá phải xác định được quy mô kinh doanh hiện tại và dự đoán được quy mô kinh doanh trong những năm tới một cách sát thực nhất.
+ Đánh giá sự biến động của giá cả thị trường năm qua cũng như những năm tới trên cơ sở sự biến động về tình hình tài chính khu vực và thế giới, tình hình chính trị trong và ngoài nước...
+ Hàng quý phải cập nhật những thông tin sơ bộ về tình hình kinh doanh, về các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồn vốn đang ứ đọng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và sử dụng TSLĐ của Công ty trong các khâu của hoạt động kinh doanh.
Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành.
- Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động : Công ty cần tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, giảm thời gian luân chuyển vốn bằng việc tăng nhanh tốc độ hoạt động làm giảm lượng vốn trong lưu thông. Việc tăng vòng quay vốn lưu động phải được thực hiện ở tất cả các khâu bằng cách: Tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao trình độ cho người lao động, tăng hiệu quả thi công các công trình để làm giảm lượng nguyên vật liệu, vật tư tồn kho…
- Tổ chức tốt công tác thanh toán thu hồi nợ : Qua phân tích ở trên có thể thấy vòng quay khoản phải thu càng ngày càng giảm, chứng tỏ khoản phải thu vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ của Công ty cho nên việc quản lý tốt khoản phải thu có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty. Để thực thực hiện điều này, Công ty cần lưu ý:
+ Thực thi chính sách tín dụng nới lỏng ở giới hạn an toàn, có sự hợp lý với khả năng tài chính của Công ty, có thể gia hạn nợ căn cứ vào giá trị thực tế của hàng hóa và tình hình của khách hàng sao cho vừa hợp lý vừa có khả năng thu hồi nợ cao nhất.
+ Cần thẩm định về uy tín và khả năng thanh toán ( khả năng thanh toán, hệ số tín nhiệm, uy tín trên tương trường, tình hình hoạt động kinh doanh ...) của khách hàng trước khi ký kết hợp đồng và chấp nhận tín dụng.
+ Bên cạnh đó Công ty cần quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán... và yêu cầu đối tác thực hiện đầy đủ. Bản thân Công ty cũng phải áp dụng các biện pháp để theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu.