NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
3.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Thạch Bàn miền Bắc Bàn miền Bắc
3.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Thạch Bàn miền Bắc
Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty cổ phần Thạch Bàn miền Bắc Tên giao dịch tiếng Anh: Thachban northern joint stock company Tên viết tắt: MBTBC.,jsc
Địa chỉ: 455 – Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 043.675.1489 – 043.675.6682 – 043.875.0011; Fax: 043.875.0551 Website: http://thachban.com.vn/
Tel: +84-4-37333928 Fax: +84-4-37331720
Emai : mbtbc@thachban.com.vn Mã số thuế: 0101613242
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0101613242 Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Ngày cấp: 04-02-2005
Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Văn Biên - Giám đốc
3.1.1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Thạch Bàn miền Bắc
Công ty Cổ phần Thạch Bàn miền Bắc tiền thân là Phòng kinh doanh Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn nay được tách ra và hoạt động độc lập. Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm kinh doanh sản phẩm gạch Granite mang thương hiệu Thạch Bàn. Công ty cổ phần Thạch Bàn miền Bắc tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, là kênh phân phối trực tiếp cả thị trường bán lẻ và bán hàng công trình. Trong tiến trình đổi mới đất nước, Tập đoàn Thạnh Bàn luôn đi tiên phong trong mọi
lĩnh vực hoạt động, phát triển bền vững và toàn diện, góp phần tích cực vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ngành sản xuất VLXD Việt Nam. Các sản phẩm mang thương hiệu Thạch Bàn rất có uy tín trên thương trường và được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới. Tập đoàn Thạch Bàn đã được Nhà nước và Bộ Xây Dựng tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương và danh hiệu cao quý. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể chia làm 3 giai đoạn sau:
*Giai đoạn 1(1959-1990): Những ngày mới thành lập
Ngày 15 tháng 2 năm 1959, Ủy ban hành chính Thành phố Hà Nội đã ra quyết định thành lập “Công ty gạch Thạch Bàn” thuộc Công ty sản xuất vật liệu kiến trúc Hà Nội. Thời kỳ này các khâu sản xuất trên công trường hoàn toàn được làm bằng phương pháp thủ công, mỗi nhóm thợ làm việc trên một mảnh sân riêng. Quy trình công nghệ lạc hậu, thô sơ, chủ yếu là lao động chân tay, quy mô sản xuất nhỏ vì vậy sản lượng chỉ đạt 3 – 4 triệu viên một năm.
Năm 1964 sau hội thi “Năng suất cao trong ngành xây dựng” do Bộ Xây Dựng tổ chức, hoạt động sản xuất của Công ty đã có những thay đổi tích cực. Các công cụ lao động được cải tiến, đội ngũ cán bộ quản lý và gần 700 công nhân đã thực sự trưởng thành cả trong tổ chức sản xuất và trình độ kỹ thuật. Không còn cảnh lao động thủ công với công cụ khuôn – mai – kéo nữa, các băng chuyền vận chuyển gạch ra, vào lò được sử dụng thay cho đôi vai người công nhân, các xe lơ bánh lốp thay thế cho quang gánh đưa gạch mộc thô đến tận chân băng tải và xếp gạch chin vào kho thành phẩm. Quy trình sản xuất gạch ngói của xí nghiệp đã mang tính công nghiệp. Công nghệ được nâng cao cộng với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ công nhân Công ty, trong thời kỳ chiến tranh ác liệt xí nghiệp đã đạt sản lượng khá cao 23 triệu viên một năm, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện đáng kể. Tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất và Cờ luân lưu của chính phủ.
*Giai đoạn 2(1991-1998): Phát triển vững vàng trong nền kinh tế thị trường
Đây là giai đoạn mà cơ chế quản lý của Nhà nước có nhiều thay đổi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Điều này tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp, nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự có năng lực, năng động nhạy bén trong
công tác và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể phù hợp và bắt kịp trình độ sản xuất của môi trường kinh tế mới, Công ty đã chú trọng đầu tư chuyên sâu, đổi mới công nghệ, lắp đặt đồng bộ dây chuyền từ máy chế biến tạo hình đến cáng kính phơi gạch ngói và hệ thống lò sấy Tuynel liên hoàn, công nghệ của Bungaria. Với đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và công nhân có trình độ tay nghề cao, Công ty đã mạnh dạn chuyển giao công nghệ và mở rộng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp góp phần thay đổi tận gốc nghề sản xuất gạch ở Việt Nam. Trong thời kỳ này sản lượng của Công ty đã đạt 38,5 triệu viên mội năm, với nhiều loại sản phẩm chất lượng cao và mẫu mã đa dạng.
*Giai đoạn 3(từ 1999 đến nay): Vững bước vươn lên tầm cao mới
Với chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Chính phủ cùng với sự thống nhất đồng lòng của cơ quan cấp trên, năm 2005 Công ty cổ phần Thạch Bàn miền Bắc được thành lập và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh gạch Granite. Năm 2006, bắt đầu đẩy mạnh tổ chức hoạt động của mô hình Công ty Mẹ-Con, trong đó Công ty Thạch Bàn là Công ty mẹ. Tháng 5/2007, sau khi Tổng Công ty bán nốt phần vốn nhà nước, Công ty Thạch Bàn trở thành Công ty cổ phần với 100% vốn điều lệ do các cổ đông là thể nhân nắm giữ.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Thạch Bàn miền Bắc
3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty
Mô hình tổ chức của Công ty hiện nay là mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Mẹ là Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn, 12 Công ty thành viên là các Công ty con, chịu sự điều phối hoạt động chung của Hội đồng Giám đốc và Ban Kiểm soát Nội bộ.
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn
Công ty cổ phần Thạch Bàn miền Bắc thuộc Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thạch Bàn phân phối độc quyền và tiêu thụ sản phẩm Granite tại khu vực miền Bắc. Được sự định hướng của Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thạch Bàn và để phù hợp với tình hình thị trường tháng 2/2013 Công ty Cổ phần Thạch Bàn miền Bắc thay đổi mô hình tổ chức.
3.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận Công ty Cổ phần Thạch Bàn miền Bắc