Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Thạch Bàn miền Bắc (Trang 25)

Phân biệt các loại hiệu quả

Trong quản lí kinh doanh, phạm trù hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở những dạng khác nhau việc phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và xác định những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất hiệu quả kinh tế cần phân biết các loại hiệu quả.

2.1.5.1. Hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế- xã hội và hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt đưọc các mục tiêu xã hội nhất định như giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, nâg cao phóc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động

Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu kinh tế của một thơì kỳ nào đó nhưng kết quả của một nền kinh tế đạt được trong mỗi thời kỳ không phải là tổng đơn thuần của các kết quả của từng doanh nghiệp.

Hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, nó gắn liền với nền kinh tế hàng hoá và được xem xét ở góc độ quản lí vĩ mô.

Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, tiền vốn…) nhằm đạt được các mục tiêu sản xuất kinh doanh nhất định. Hiệu quả kinh doanh gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.5.2. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp cho phép đánh giá kháI quát về tình hình sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nh: tình hình sử dụng vốn, lao động, tài sản cố định..vv..

2.1.5.3. Hiệu quả ngắn hạn và dài hạn

Hiệu quả ngắn hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét đánh giá ở từng khoảng thời gian ngăng như tuần, tháng, quí, năm.

Hiệu quả dài hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá trong khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp thậm chí gắn liền với qui trình tồn taị và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn khi đôi khi có mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng đôi khi có mâu thuẫn với nhau khi đó hiệu quả kinh doanh dài hạn kuôn là thước đo để đánh giá hiêụ quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn nghành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

Nhóm chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Sức sản xuất của tổng tài sản:

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng Doanh thu. Sức sinh lợi của tổng tài sản:

SSLTS = Lợi nhuận trước thuế = ROA Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu

Sức sản xuất của nguồn vốn chủ sở hữu

SSXVCSH =

Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (ROE):

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp

Sức sản xuất của chi phí:

SSXCP = Doanh thu thuầnTổng chi phí

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Sức sinh lợi của chi phí:

Lợi nhuận trước thuế Tổng chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản a. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

- Chỉ tiêu năng suất lao động của doanh nghiệp

Chỉ tiêu năng suất lao động = Tổng giá trị kinh doanh tạo ra trong kỳ Tổng số lao động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị kinh doanh.

- Chỉ tiêu kết quả kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương của doanh nghiệp

Chỉ tiêu kết quả kinh doanh trên 1 đồng chi phí tiền lương

= Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Tổng chi phí tiền lương trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động của doanh nghiệp

Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân = Lợi nhuận trong kỳ Tổng số LĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau:

- Sức sản xuất của tài sản cố định

Sức sản xuất của TSCĐ = Tổng doanh thu thuần (hoặc giá trị TS lượng) Giá trị TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ bình quân đem lại mấy đồng doanh thu thuần (hay giá trị sản lượng)

- Sức sinh lời của TSCĐ

Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp)Giá trị TSCĐ bình quân = ROA Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận (hay lãi gộp).

Suất hao phí TSCĐ = Giá trị TSCĐ bình quân

Doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần (hay giá trị TSL)

Qua chỉ tiêu này ta thấy để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận thuần, cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp

- Sức sản xuất của tài sản lưu động:

SSXTSLĐ = Doanh thu thuần Tài sản lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng TSLĐ bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

- Sức sinh lợi của tài sản lưu động:

SSLTSLĐ = Lợi nhuận

Tài sản lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng TSLĐ bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Tốc độ luân chuyển TSLĐ trong năm:

TĐLCTSLĐ = Doanh thu

Tài sản lưu động bình quân

- Số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp

Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cho biết cứ một đồng vốn sử dụng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này cũng là vòng quay vốn lưu động trong một kỳ hoạt động và từ đây ta xác định được số ngày của một vòng luân chuyển.

c. Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng khác

* Tỷ suất tài trợ

Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn

Tỷ suất này phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của Công ty đối với các chủ nợ.

* Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán: + Hệ số thanh toán ngắn hạn (K)

Hệ số thanh toán nợ (lần) = Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn có giá trị càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty càng lớn. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao thì lại không tốt vì nó phản ánh việc Công ty đã đầu tư quá mức so với nhu cầu

+ Hệ số thanh toán nhanh (tức thời) (Kn).

Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn đối với khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán ngắn hạn. (Kn) càng lớn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Thạch Bàn miền Bắc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w