- Khối tham mưu
2 111,71 Lợi nhuận trước
4.4.5. Giải pháp về tài chính
- Làm giảm các khoản thu quá hạn, nợ khó đòi điều này cũng có nghĩa là tăng khả năng thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt là phải thu từ khách hàng, tránh tình trạng vốn của Công ty bị người khác chiếm dụng, gây lãng phí trong sử dụng vốn của Công ty, từ đó dẫn đến hiệu quả kinh doanh bị giảm. Mặt khác, thu hồi vốn kịp thời sẽ bổ sung nguồn vốn cho kinh doanh, làm tăng hiệu quả kinh doanh.
Cần phải có một đội ngũ làm công việc phân tích thị trường, từ đó có những thông tin chính xác về khách hàng (nhất là về tiềm lực tài chính), để từ đó có những chính sách thu nợ hợp lý, có lợi cho cả đôi bên. Ban này có thể kiêm luôn công việc thu hồi công nợ và thường xuyên báo cáo kết quả thu được.
Thường xuyên tiến hành rà soát, phân loại các khoản phải thu đến hạn, tới hạn, và quá hạn, các khoản phải thu thu khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thường xuyên gửi thư, điện thoại, hoặc uỷ quyền cho người đại điện để thu hồi công nợ.
Khuyến khích khách hàng trả nợ nhanh bằng việc hưởng một tỷ lệ thanh toán nhất định khi trả nợ sớm, trước thời hạn hợp đồng.
Mở sổ theo dõi từng khách hàng, thực hiện việc ký kết hợp đồng giao nhận một cách chặt chẽ, đặc biệt là những hợp đồng có gía trị lớn, nhằm quản lý và thu hồi đúng hạn các khoản phải thu.
- Giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của Công ty :
Năng lực thanh toán của Công ty là năng lực trả được nợ đáo hạn của các loại tiền nợ của Công ty, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính, đồng thời thông qua có thể thấy rừ những rủi ro tài chính của Tổng Công ty: không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, có thể dẫn đến phá sản.
Thanh toán nợ ngắn hạn chủ yếu là trông vào vốn lưu động và tài sản lưu động của Công ty làm đảm bảo. Các khoản nợ ngắn hạn cũng được gọi là các khoản nợ lưu động, tức là các khoản nợ có thời hạn trong vòng một năm. Loại nợ này phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc các tài sản lưu động khác. Các khoản nợ này có rủi ro cao đối với tài chính của Công ty. Nếu không thanh toán đúng hạn thì sẽ làm cho Công ty phải đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Do đó, trong Bảng cân đối tài sản, các nhà quản lý luôn phải quan tâm đến mối quan hệ đối ứng của các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lưu động, phải dùng tài sản lưu động để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó, Công ty nên có một cơ chế quản lý tài sản lưu động một cách hợp lý, như:
+ Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến hạn. Ngoài ra, cần phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa phải cho các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn.
+ Dự trữ một lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao: Trái phiếu chính phủ, Tín phiếu Kho Bạc Nhà nước, các loại chứng khoán của các tổ chức nước ngoài… để đảm bảo tính thanh khoản cao cho tài sản lưu động.
- Đối với hàng tồn kho: vì Công ty lấy hoạt động kinh doanh VLXD, do đó lượng hàng dự trữ không nên quá nhiều, nhằm làm tăng tốc độ lưu thông của vốn lưu động, tăng khả năng thanh toán nhanh của Công ty.
- Một trong những tài sản lưu động mà Công ty cần quan tâm nữa đó là Các khoản phải thu. Các khoản phải thu của Công ty bao gồm phải thu từ khách hàng và từ các đối tác làm ăn. Công ty nên có chính sách tín dụng không quá lỏng để không bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên cũng không nên quá hà khắc vì nếu quá hà khắc có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty. Như vậy, đối với mỗi hoạt động kinh doanh, Công ty nên có một chính sách tín dụng cụ thể, cơ chế quản lý tài sản cố định phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế, để làm tăng tính thanh khoản cho tài sản lưu động nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giải pháp nâng cao năng lực cân đối vốn và tăng khả năng độc lập về tài chính :
Năng lực cân đối vồn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty. Điều này không những quan trọng đối với doanh nghiệp mà nó cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, ngân hàng cho vay,… Nếu khả năng tự chủ tài chính của Công ty lớn mạnh sẽ tạo niềm tin cho các đối tượng có liên quan, từ đó tạo thuận lợi cho Công ty về nhiều mặt trong kinh doanh và tăng nguồn vốn kinh doanh cho Công ty.
Một trong những giải pháp nâng cao tính tự chủ của Công ty là tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm dần các khoản đi vay , đi chiếm dụng. Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn nhưng số vốn chủ sở hữu có tăng tuy nhiên không đáng kể, Công ty vẫn thực hiện cả hai nhiệm vụ là vừa thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tăng nguồn vốn chủ sở hữu.