I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng
8.1.1. Các lực lượng thị trường toàn cầu
Các lực lượng thị trường toàn cầu đề cập các sức ép tạo ra bởi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài cũng như những cơ hội tạo ra bởi các khách hàng nước ngoài. Thậm chí nếu các công ty không kinh doanh ra nước ngoài, sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài ở thị trường trong nước có thể tác động lên việc kinh doanh của họ một cách có ý nghĩa. Để bảo vệ thị trường nội
địa một cách thành công, các công ty có thể nhận thấy cần thiết phải chuyển sang thị trường nước ngoài. Đôi khi sự đe dọa của sự có mặt là đã đủ, như trong ngành cereal ăn nhanh khô, thống trị bởi Kellogg ở Mỹ và Nestlé ở Châu Âu. Nhìn bên ngoài, những nỗ lực đã thất bại trong quá khứđể thâm nhập thị trường nước nhà của nhau, kết hợp với những đe dọa của sự trảđũa, đã
đủđể duy trì vị thế.
Ngoài ra, nhiều sự tăng trưởng nhu cầu sẵn có cho công ty là ở nước ngoài và những thị trường mới xuất hiện. Gần đây, các công ty đã làm những sự hy sinh lớn lao (đặc biệt trong việc sở hữu công nghệ) và đã thực hiện những rủi ro kinh doanh đáng kể để trở nên mạu hiểm ở vùng đất
chính Trung quốc. Thật vậy, Mỹ đang được xem là ngày càng ít nhu cầu tiêu dùng so với thế
giới.
Một nguyên nhân cả nhu cầu ngày càng tăng lên đối với hàng hóa trên thế giới là sinh sôi nảy nở
toàn cầu về thông tin. Tivi đưa sản phẩm đến Châu Âu. Người Nhật đi du lịch ở nước ngoài. Giới kinh doanh gửi thư giữa các châu lục chỉ qua một đêm. Gần đây nhất, Internet cung cấp khả
năng trình diễn, quảng cáo ngay lập tức, cũng như khả năng mua hàng hóa ở một nước sẽđược vận chuyển đến một nước khác mà không phải đi ra khỏi nhà hoặc khỏi văn phòng.
Ví dụ 8.1: Ở Brazil, hàng ngàn người chuyển từ những làng chưa được công nghiệp hóa
đến những thành phố phát triển nhanh. Một lần nữa ởđó, mục tiêu đầu tiên của họ là lắp
đặt hệ thống tivi, thậm chí khi họ tiếp tục “tạo ra các cung ứng mang tính hiến tế trái và gà còn tươi cho thần linh Macumban bằng ánh sáng đèn nến”
Như Kenichi Ohmae, chủ tịch công ty tư vấn quản lý McKinsey của Nhật bản, chỉ ra rằng, con người “đều trở thành công dân toàn cầu, và do vậy các công ty muốn bán cái gì đó cho họ cũng phải như vậy” Hàng hóa được mong muốn trên tòan cầu, và nhiều công ty muốn bán nó trên toàn cầu. Rõ ràng là xu hướng tự mở rộng đối với ngành, bởi vì, khi các công ty trở nên toàn cầu, các
đối thủ cạnh tranh của họ cũng phải trở thành toàn cầu để cạnh tranh. Do vậy, nhiều công ty trở
thành công dân toàn cầu với các sản phẩm chuẩn và các cơ hội tuyển dụng những nhân viên tài năng trên tòan thế giới.
Theo cùng đường hướng này, những thị trường cụ thể thường hướng các tiến bộ công nghệ vòa một số lĩnh vực. Bằng việc tham gia vòa những thị trường cạnh tranh này, các công ty bị áp lực phải phát triển và cải thiện công nghệ mũi nhọn và sản phẩm mũi nhọn của mình. Những sản phẩm này có thể sau đó được sử dụng để tăng cường hoặc duy trì vị thế thị trường ở những vùng hoặc khu vực khác nơi mà thị trường không mang tính cạnh tranh như vậy. Để trở thành nhà lãnh
đạo về phần mềm, chẳng hạn, bạn phải cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Tương tự, thị trường công cụ máy móc Đức và thị trường điện tử gia dụng Nhật cạnh tranh rất nóng hổi.