Tr ường hợp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Giáo trình QUẢN TRỊ CHUỔI CUNG ỨNG docx (Trang 143 - 147)

V. MỨC ĐỘC ỦA THAY ĐỔ

Tr ường hợp nghiên cứu:

Những câu hỏi

Những vấn đề về di động con người cách biệt đáng kể với những vấn đề dịch chuyển hàng hoá và dịch vụ ?

Những lợi ích của chuyên chở công cộng hơn chuyên chở riêng là gì ? Chuyên chở công cộng nên được ủng hộ không và nếu như vậy thì bằng cách nào?

Những lợi ích của những hệ thống chuyên chở công cộng là gì ?

Tho kế hoch

Cấu trúc của một dây chuyền

Xem xét chuỗi cung cấp một sản phẩm mang tính gia đình . , một nhãn hiệu như Lager hay một đĩa CD . Mô tả cấu trúc của dây chuyền này , nhấn mạnh chiều dài và bề ngang của nó. Tại sao nó có cấu trúc phức tạp?

Bàn luận về những cấu trúc thay thế và chỉ ra những bất lợi của chúng .

Nhng câu hi tho lun

1. Điều gì có nghĩa gần như “ thực hiện những chiến lược hậu cần “

2. Một sự khác nhau giữa những quyết định chiến lược đặt những nguyên lý cho hậu cần và những cái mà quan tâm đến thực tế của sự thi hành . Bạn nghĩ rằng đây là sự khác nhau thực tế không ? Những loại quyết định nào trong mỗi phạm trù nào?

3. Thật khó để thực hiện một chiến lược hơn là thiết kế nó . Ở đây tại sao kế hoạch hậu cần đầy đủ nhất trong thực hành lại tốt hơn lý thuyết. Bạn có nghĩđây là một tất yếu không? Những tổ chức nào có thể cải thiện sự thi hành?

4. Những vùng chính nào cho những quyết định chiến lược hậu cần?

5. Những dây chuyền cung cấp thông thường được thiết kế từđầu , tiến triển trong cả

thời gian . Những vấn đề nào tạo ra ởđây? Bạn có thể gợi ý một cách tiếp cận tốt hơn? Bạn có thể tìm thấy bất kỳ ví dụ nào của chiến lược hậu cần hàng hóa nghèo nàn cho sự thi hành nghèo? Cái nào có thểđược làm tốt .

CHƯƠNG 7 :

PHÂN PHI TRONG CHUI CUNG NG

Tình hung: Modern Book Distribution, Inc

Richard Guy, CEO của Modern Book Distribution, Inc (MBD), xem xét “Bản tóm tắt cho ban lãnh đạo” trong báo cáo tư vấn mà ông vừa nhận được. Guy nhận thấy rằng báo cáo đầy kín những từ thông dụng mới nhất và những khái niệm nóng hổi:

Thiết lập cơ sở liên cảng để vận chuyển số lượng lớn đến những khách hàng lớn…. tập trung việc tồn kho để giảm mức tồn kho an toàn… dùng dữ liệu theo từng điểm bán hàng để dịch chuyển sang chiến lược phân phối kéo…

Guy quen thuộc với tất cả những khái niệm và văn phong này với một trình độ hạn chế, tất nhiên – điều này là hiển nhiên với những ai thỉnh thoảng mới cầm đến tờ Wall Street Journal hoặc Bussiness Week. Ông không dám chắc, tuy vậy, rằng liệu các nhà tư vấn đang cố lòe ông với những mốt nhất thờ hoặc rằng liệu kiểu thay đổi hoạt động cơ bản nhưđược đề xuất trong báo cáo sẽ giúp định vị MBD trong tương lai.

Được thành lập 80 năm trước đây, MBD trong nhiều năm đã là một nhà phân phối sách lớn nhất đất nước. Từ 7 kho theo vùng của mình, MBD phục vụ những chuỗi cửa hàng sách quan trọng và những người bán sách độc lập trên cả nước. Công ty luôn cố gắng để cải tiến mức độ

dịch vụ và tính hiệu quả trong hoạt động của mình và công ty đã được xem là nhà phân phối sách hiệu quả nhất trong ngành. Sử dụng các kỹ thuật dự báo tiên tiến nhằm kiểm soát mức độ

tồn kho và các nhà kho tiến bộ về mặt công nghệ nhằm kiểm tra chi phí hoạt động, MBD giao hàng hầu hết tất cả các đơn đặt hàng trong vòng hai ngày sau khi nhận từ kho của công ty với gần 500.000 đầu sách, là kho lớn nhất trong ngành.

Ngành kinh doanh sách, tuy vậy, đã thay đổi một cách đột ngột, và Guy nhận ra rằng MBD phải thay đổi đẻ duy trì là một cây đại thụ trong ngành phân phối sách. Đặc biệt, hai loại nhà bán lẻ tương đối mới đang ngày trở nên thống trị trong ngành: các cửa hàng lớn và các nhà bán sách trực tuyến. Cả hai loại nhà bán lẻ này đều là thách thức mới mẻ và duy nhất đối với các nhà phân phối của chúng.

Trong quá khứ, MBD đã tương tác chủ yếu với các cửa hàng lớn thông qua các trung tâm phân phối theo vùng (DCs). Nhìn chung, MBD đã giao hàng theo các đơn đặt hàng kết hợp của các DCs về nhiều tựa sách đến nhiều cửa hàng khác nhau. Vì những cửa hàng lớn này học hỏi từ kinh nghiệm của các nhà bán lẻ lớn trong những ngành khác, họ bắt đầu yêu cầu những kiểu dịch vụ mới từ các nhà phân phối của mình. Chẳng hạn, một số nhà bán lẻ bắt đầu khuyến khích một cách mạnh mẽ MBD phải giao hàng trực tiếp ở cửa hàng, không thông thông qua DCs. Ngoài ra, vì ngành có đặc điểm liên minh, những cửa hàng lớn này đang phát triển lực đòn bẩy lớn hơn với các nhà phân phối của mình. Họ sử dụng đòn bẩy này để gây áp lực với các nhà phân phối để họ chấp nhận lợi nhuận biên thấp hơn và thấp hơn.

Các nhà bán sách trực tuyến lại là một thế lực thách thức hoàn toàn khác đối với Guy và các nhà quản trịở MBD. Ban đầu, những nhà bán lẻ này duy trì tồn kho ở mức 0. Thay vào đó, họ

nhận đơn đặt hàng và chuyển nó cho các nhà phân phối như MBD, người sẽ giao sách đến nhà bán lẻđểđóng gói lại và giao hàng. Gần đây, các nhà bán lẻ trực tuyến lớn đã bắt đầu dịch chuyển sang một mô hình kinh doanh mới: họ thiết lập các trung tâp phân phối của riêng họở đó họ duy trì tồn kho và đảm nhận việc đóng gói và giao sách trực tiếp đến các khách hàng cuối cùng.

Guy nhận thấy rằng những thay đổi này của ngành có thểđem lại những cơ hội và thách thức

đối với công ty của ông. Đặc biệt, mô hình kinh doanh mới được phát triển bởi một số nhà bán lẻ trực tuyến, theo đó họ thiết lập nhà kho riêng của mình, có thể cắt giảm biên lợi nhuận

của MBD. Rõ ràng, nếu MBD muốn duy trì danh tiếng của mình là một nhà phân phối sách hàng đầu cả nước, nó phải bắt đầu làm khác đi.

Hơn nữa, ông đã có báo cáo tư vấn, với những kiến nghị và những thiết kế cho hệ thống phân phối mới. Guy biết rằng ông và đội ngũ quản trị của mình phải phát triển một sự hiểu biết về

những vấn đề này nhằm xem xét một cách thích đáng những gợi ý của các nhà tư vấn. Khi ông chuẩn bị cho cuộc họp trong vài ngày đến, Guy đặt ra một danh sách các câu hỏi:

• Đâu là tác động của Internet lên chiến lược kinh doanh sử dụng bởi các cửa hàng lớn và các nhà bán hàng trực tuyến? Đặc biệt, những nhà bán lẻ trực tuyến sẽ tiếp tục duy trì tồn kho hầu hết các loại sách trong các trung tâm phân phối của họ?

• Làm sao MBD có thể sử dụng Internet nhằm phục vụ tốt hơn các khách hàng của mình, các cửa hàng lớn và các nhà bán sách trực tuyến?

• MBD có nên khuyến khích các nhà bán lẻ cung cấp các dữ liệu theo điểm bán hàng (POS)? Đâu là giá trị của những dữ liệu này? Làm thế nào để sử dụng một cách hiệu quả các thông tin này?

• MBD có nên thiết lập nhiều nhà kho theo vùng hơn không? Công ty có nên loại bỏ

một số nhà kho và trở nên tập trung hơn không? Cơ sở giao hàng liên cảng có thật sự

là một chiến lược tốt cho việc phân phối sách hay không?

• MBD có nên khuyến khích các khách hàng của mình sử dụng dịch vụ giao hàng trực tiếp? Hay là nên hạn chế họ?

• Vào cuối chương này, bạn phải có thể trả lời các câu hỏi sau đây:

• Đâu là tác động của Internet lên chiến lược chuỗi cung ứng được sử dụng bởi các nhà bán lẻ truyền thống và các cửa hàng trực tuyến? Đặc biệt, đâu là tác động lên phân phối và chiến lược fulfilment.

• Chiến lược đẩy là gì? Chiến lược kéo là gì? Chiến lược đẩy-kéo là gì? MBD có nên áp dụng một trong những chiến lược này? Nó sẽ yêu cầu những gì? Đâu là những tác

động của nó? Chi phí của nó bao nhiêu?

• Chiến lược phân phối nào phù hợp với việc kinh doanh của MBD? Những câu hỏi nào mà ban quản trị của MBD đặt ra khi đánh giá những chiến lược này?

• Làm thế nào MBD có thể tận dụng từ những thay đổi trong ngành phân phối sách? • Đâu là những lợi thế cho MBD trong việc có ít nhà kho hơn và hoạt động tập trung

hơn? Nhiều nhà kho hơn và hoạt động phi tập trung hơn thì có lợi thế gì?

I. DẪN NHẬP

Trong chương 1, chúng ta đã quan sát rằng quản trị chuỗi cung ứng liên quan xung quanh việc tích hợp một cách hiệu quả các nhà cung ứng, nhà sản xuất, các kho hàng và các cửa hàng. Các thách thức trong việc tích hợp chuỗi cung ứng, tất nhiên, là phối hợp hoạt động trong toàn chuỗi cung ứng theo đó công ty có thể cải thiện được năng lực của mình: giảm chi phí, tăng mức độ dịch vụ, giảm tác động dây chuyền (bullwhip effect), sử dụng tốt hơn các nguồn lực, và đáp ứng một cách hiệu quả những thay đổi trên thị trường. Khi nhiều công ty gần đây nhận ra rằng, những thách thức này được giải quyết không chỉ bằng cách phối hợp các quyết định sản xuất vận tải và tồn kho, mà còn, một cách tổng quát hơn, bằng cách tích hợp phần front- end của chuỗi cung ứng, nhu cầu khách hàng, cho đến phần back-end của chuỗi cung ứng, bộ

phận sản xuất của chuỗi cung ứng. Mục tiêu của chương này là nhằm minh họa các cơ hội và các thách thức gắn liền với việc tích hợp chuỗi cung ứng. Chúng ta xem xét

• Các chiến lược chuỗi cung ứng khác nhau, bao gồm chiến lược kéo, đẩy và một cách tiếp cận tương đối mới, chiến lược kéo-đẩy.

• Khuôn khổ, cơ cấu để làm cho sản phẩm và ngành phù hợp với chiến lược chuỗi cung

ứng

• Chiến lược chuỗi cung ứng định hướng nhu cầu • Tác động của Internet lên sự tích hợp chuỗi cung ứng • Chiến lược phân phối hiệu quả

Tất nhiên, tính sẵn sàng của thông tin đóng một vai trò quan trọng trong sự tích hợp chuỗi cung ứng. Trong một số tình huống, chuỗi cung ứng phải được thiết kếđể thông tin luôn sẵn sàng. Trong những trường hợp khác, chiến lược chuỗi cung ứng phải được thiết kếđể tạo lợi thế từ thông tin đã có sẵn. Trong nhiều trường hợp, một mạng lưới đắt đỏ phải được thiết kế để bù đắp cho việc thiếu thông tin.

Một phần của tài liệu Giáo trình QUẢN TRỊ CHUỔI CUNG ỨNG docx (Trang 143 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)