1. Những loại quyết định
Có một số những quyết định rất quan trọng đối với một tổ chức, đưa đến những kết qủa
ảnh hưởng đến tổ chức trong nhiều năm. Một số những quyết định khác thì ít quan trọng hơn,
đem đến những kết quảảnh hưởng trong vòng vài ngày hay thậm chí chỉ vài giờ. Có thể phân loại quyết định dựa vào tầm quan trọng của chúng như:
- Quyết định chiến lược: là những quyết định quan trọng nhất và thiết lập nên phương hướng tổng thể của tổ chức; chúng tác động trong dài hạn, đòi hỏi nhiều nguồn lực và có tính rủi ro cao nhất.
- Quyết định chiến thuật: là những quyết định liên quan đến việc thực hiện chiến lược trong tầm trung hạn; chúng xem xét chi tiết hơn, đòi hỏi ít nguồn lực hơn và có một vài những rủi ro.
- Quyết định hành động: là những quyết định chi tiết nhất và liên quan đến những hoạt
động trong ngắn hạn; chúng đòi hỏi ít nguồn lực và ít rủi ro.
Một quan điểm truyền thống cho rằng những quản trị viên cấp cao là người ra những quyết định chiến lược đề ra hướng đi cho tổ chức. Những quyết định chiến luợc này đưa ra những mục tiêu, sự ràng buộc, và bối cảnh cho những quyết định chiến thuật được ra bởi quản trị viên cấp trung. Đến lượt những quyết định chiến thuật sẽđưa ra những mục tiêu, sự ràng buộc và bối cảnh cho những quyết định hành động được ra bởi những quản trị viên cấp tác nghiệp. Đây vẫn là cách tiếp cận khá thông dụng, nhưng những phong cách quản trị mới và sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự thay đổi. Bây giờ bạn hiếm khi thấy một hệ
thống cấp bậc chặt chẽ như thế này, thậm chí trong những tổ chức chặt chẽ truyền thống như
lực luợng quân đội chẳng hạn. Hầu hết những quyết định được đem ra thảo luận, đàm phán và thông qua hơn là được ra lệnh hoàn toàn. Còn có một sự công nhận rằng (quan điểm này đang phát triển) người phù hợp nhất để ra một quyết định là người liên quan chặt chẽ nhất và đó là
quản trị viên cấp tác nghiệp, người tại khu vực cần quyết định hơn là người ở xa như quản trị
viên cấp cao. Bạn có thể thấy sự tác động này với sự phân quyền( chuyển giao quyền quyết
định đến cấp thấp nhất có thể và bỏ qua những cấp quản trị không cần thiết) và bỏ qua tất cả
những hoạt động không cần thiết.
Có một vài loại quyết định chiến lược. Người ta dùng những cái tên khác nhau nhưng thông thường là:
- Sứ mệnh- một lời tuyên bốđưa ra những mục tiêu chung của tổ chức
- Chiến luợc liên hiệp- chỉ ra làm thế nào một tổ chức đa dạng hoá có thểđạt được sứ mệnh của mình.
- Chiến lược kinh doanh- chỉ ra làm thế nào mỗi phần trong một tổ chức đa dạng hoá có thể góp phần vào chiến luợc của cả tổ chức.
- Những chiến lược chức năng- định ra phương hướng chiến lược của mỗi chức năng, bao gồm cả hậu cần.
Về bản chất những chiến lược cấp cao hơn đặt ra những mục đích và phương hướng chung của tổ chức, và những chiến lược chức năng chỉ rõ làm thế nào đểđạt được chúng. Vì vậy chiến lược kinh doanh cho thấy cái gì phải được hoàn thành, và chiến lược hậu cần chỉ ra làm thế nào chuỗi cung ứng góp phần vào hoàn thành điều này. Nếu một tổ chức có một chiến lược kinh doanh là giảm chi phí cung cấp của một số sản phẩm, chiến lược hậu cần cho thấy nó sẽ làm thế nào để giảm chi phí hậu cần đến mức thấp nhất; nếu tổ chức đang làm việc để
có sự phân phối nhanh chóng đến khách hàng, thì chiến lược hậu cần xác định rõ những chính sách đểđạt được việc này. Điều này cũng cho thấy rằng hậu cần thực sự có một vai trò chiến lược trong tổ chức.
2. Vai trò chiến lược của hậu cần
Chúng ta đã biết rằng hậu cần là không thể thiếu đối với mỗi tổ chức, kể cả những tổ
chức cung ứng dịch vụ. Hậu cần liên quan đến những quyết định quan trọng có sựảnh hưởng mang tính chiến lược khá rõ ràng, chẳng hạn như sơđồ của chuỗi cung ứng, quy mô và vị trí của những phương tiện, mối quan hệ với những tổ chức khác, đối tác và những liên minh. Hậu cần là một bộ phận sử dụng chính của những nguồn lực, bao gồm phương tiện vận tải và nhà kho; nó tác động đến thành tích của tổ chức; bao gồm lợi nhuận và những thước đo tài chính chẳng hạn như tiền lời thu được từ tài sản; nó ảnh hưởng đến thời gian giữa lúc bắt đầu và lúc hoàn thành một quá trình sản xuất mới, những giá tri sản phẩm khác biệt, độ tin cậy và những thước đo khác của dịch vụ khách hàng; nó đưa ra những quảng bá đến cộng đồng, tăng sự an toàn và khuyến khích một số những hành động và ngăn cấm một số khác.
Bạn có thể thấy rõ hơn vai trò chiến lược của hậu cần qua những tuyên bố sứ mệnh, nó thường có mối liên
quan với chuỗi cung ứng. Không quá ngạc nhiên khi có những công ty cung cấp những dịch vụ hậu cần được chuyên môn hoá liên quan đến chuỗi cung ứng trong sứ mệnh của họ. Sứ mệnh của Roadway Express, một công ty vận tải của Mỹ, nói:
Chúng tôi đống góp cho sự thành công và thoả mãn cảu khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ đáng tin cậy, sẵn sàng đáp ứng và hiệu quả. Sản phẩm chính của chúng tôi sẽ là vận tải trên những tuyến đường hai ngày và dài hơn trong Bắc Mỹ và trên những tuyến đường quốc tếđến và từ Bắc Mỹ.
Tương tự như vậy, Mercia Software có trụ sở tại châu Âu là nhà cung cấp phần mềm lớn nhất cho quản trị chuỗi cung ứng, và họ nói rằng:
Sứ mệnh của Mercia là cung cấp cho khách hàng những giải pháp kinh doanh tối ưu và hoạch định chuỗi cung ứng.
Những nhà bán lẻ thường hình thành những đường kết nối đến khách hàng cuối cùng, và sự tồn tại trong dài hạn phụ thuộc vào khả năng quản trị chuỗi cung ứng và vận chuyển vật liệu một cách hiệu quả. Boots the Chemist nói:
Viễn cảnh của chúng tôi để trở thành nhà bán lẻ sản phẩm và dịch vụ dẫn đầu thế giới là làm khách hàng của chúng tôi trông tốt và cảm thấy tốt.
Mục tiêu của Sainsbury gồm:
Cung cấp giá trị tốt hơn cả cho khách hàng của chúng tôi thông qua chất lượng hàng hoá chúng tôi bán, thông qua giá cả cạnh tranh và sự lựa chọn phong phú mà chúng tôi cung cấp.
Đạt được hiệu quả trong hoạt động, sự thuận tiện và dịch vụ khách hàng trong nhà kho của chúng tôi…
Không tuyên bố nào trong những tuyên bố trên đề cập trực tiếp đến chuỗi cung ứng, nhưng chúng đều nhấn mạnh đến việc cung cấp sản phẩm đến khách hàng, và sự tin cậy tuyệt
đối vào hậu cần. Quan điểm cho rằng sự tồn tại của mỗi tổ chức trong dài hạn phụ thuộc vào dòng chu chuyển của nguyên vật liệu thông qua chuỗi cung ứng. Tầm quan trọng chiến lược của hậu cần bắt nguồn từ sự thật rằng không có hậu cần thì có thể không có hoạt động và không có tổ chức. Bạn có thế thấy điều này trong nhiều tuyên bố sứ mệnh. Ví dụ như GKN, bao gồm một cam kết:
Đối xử công bằng với những nhà cung cấp của chúng tôi như một phần chính trong toàn bộ năng lực của chúng tôi để phục vụ khách hàng.
Dưới đây là một quan điểm mới. Đối với nhiều tổ chức việc nhận ra rằng hậu cần có một tác động mang tính chiến lược là một trong những bước phát triển quan trọng trong những năm gần đây. Nó thay đổi cách người ta quản lý chuỗi cung ứng, và liên kết nó mật thiết hơn với những quyết định chiến lược khác. Hậu cần có một vai trò mới, quan trọng và nhận được nhiều sự chú ý như những chức năng nòng cốt khác. Quản trị cấp cao ra quyết
định, dựa vào những thông tin thích hợp hơn và một tầm nhìn khái quát về những mục tiêu của tổ chức. Sự phát hiện ra rằng hậu cần có sự tác động trong dài hạn đến thành tích chung của cả tổ chức đã chuyển nó từ vị trí ngoại biên đến vị trí trung tâm trong quá trình ra quyết
định.